Sáng 10/9: Hơn 1.120 ca COVID-19 nặng đang thở máy và ECMO; TP. Hồ Chí Minh huy động 1.700 F0 khỏi tham gia chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việt Nam có 576.096 ca mắc COVID-19, trong đó 338.170 bệnh nhân đã khỏi. Trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện có hơn 1.120 ca phải thở máy và ECMO. TP HCM huy động 1.700 F0 đã khỏi tham gia phòng chống dịch...
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 576.096 ca mắc COVID-19, đứng thứ 50/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 158/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.856 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 571.745 ca, trong đó có 335.396 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 09/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.
+ Có 08 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai.
+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (278.703), Bình Dương (146.296), Đồng Nai (32.059), Long An (27.216), Tiền Giang (11.274).

 
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 9/9 là 12.523 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 338.170
2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.417 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.101
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.192
- Thở máy không xâm lấn: 173
- Thở máy xâm lấn: 916
- ECMO: 35
3. Số bệnh nhân tử vong:
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 257.207 xét nghiệm cho 537.087 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 14.112.716 mẫu cho 41.435.444 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 24.781.185 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 20.591.403 liều, tiêm mũi 2 là 4.189.782 liều.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới:
Trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 579.000 ca bệnh COVID-19 và gần 9.000 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã gần 224 triệu ca, trong đó trên 4,61 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 145.000 ca), Anh (38.013 ca) và Ấn Độ (34.310 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (1.769 ca), Nga (794 ca) và Brazil (716 ca)
TP HCM: Huy động trên 1.700 F0 khỏi bệnh tham gia phòng, chống dịch
Ngày 9/9, Sở Y tế TP HCM đã có văn bản gửi UBND TP HCM và Sở Nội vụ về việc tiếp nhận và phân công tình nguyện viên F0 đã khỏi bệnh tham gia hỗ trợ hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.
Theo Sở Y tế TP HCM, nhu cầu tiếp nhận tình nguyện viên F0 đã khỏi bệnh của các đơn vị và quận, huyện, thành phố Thủ Đức là 1.728 người. 
Trong đó cần 140 bác sỹ; 474 điều dưỡng; 195 hộ lý; 454 người hỗ trợ chăm sóc F0; 208 người nhập liệu; 50 người làm công tác hậu cần; 194 người dọn dẹp vệ sinh; 4 lái xe; 5 người trực tổng đài và 4 dược sĩ.
Từ ngày 6 - 8/9, Sở Y tế tiếp nhận 273 lượt tình nguyện viên là F0 đã khỏi bệnh đăng ký tham gia, trong đó có 108 người sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Có 62 tình nguyện viên có trình độ từ trung cấp, cao đẳng trở lên (không thuộc chuyên ngành y, dược), 38 tình nguyện viên có trình độ từ trung học phổ thông, 8 tình nguyện viên có trình độ trung học cơ sở. 
Có 46 tình nguyện viên nữ, 62 tình nguyện viên nam. Bên cạnh đó, Sở cũng phối hợp tham mưu Tổ Điều phối nguồn nhân lực tham gia phòng, chống dịch COVID-19 quyết định phân công đến đơn vị có nhu cầu.
Ngoài ra, Hội Doanh nhân TP Hồ Chí Minh cũng đã vận động, tiếp nhận 1.270 tình nguyện viên F0 đã khỏi bệnh, phân công 378 người đến 14 đơn vị có nhu cầu
Bình Dương: Người chưa tiêm vaccine COVID-19 và tiêm mũi 1 dưới 14 ngày chưa được phép ra đường
Để thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch hiệu quả, đồng thời phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân, đưa các hoạt động của đời sống xã hội trở về trạng thái bình thường mới, ngày 9/9, ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo các sở ban ngành, huyện, thị và thành phố về việc khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp khóa chặt vùng đỏ, điểm đỏ; mở rộng vùng xanh; thực hiện thần tốc xét nghiệm  sàng lọc "bóc tách" F0 ra khỏi cộng đồng nhanh chóng. 
Đáng lưu ý, UBND tỉnh quy định cụ thể những đối tượng không được tham gia lưu thông gồm những người chưa tiêm vaccine; những người đã tiêm mũi 1 dưới 14 ngày. Riêng đối tượng là người già, người có bệnh lý nền và trẻ em thì được khuyến cáo không tham gia lưu thông khi không cần thiết.
Ngoài những quy định vừa nêu trên, thì đối tượng được phép lưu thông, trong đó người dân đã được tiêm ít nhất 1 mũi  vaccine sau 14 ngày được phép tham gia lưu thông. 
Long An:
Trong ngày 9/9, Long An ghi nhận sinh 323 ca nhiễm COVID-19 giảm 87 ca so với số ca mắc ngày 08/9/2021 (410 ca); trong đó có 52 ca trong cộng đồng, điều trị khỏi 499 ca ( giảm 487 ca); tử vong 03 ca (giảm 05 ca).
Cũng trong ngày 9/9, Long An có 9 huyện không ghi nhận ca mắc mới: Thủ Thừa, Châu Thành, Vĩnh Hưng, Tân Trụ, Tân Thạnh, Tân Hưng, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Mộc Hóa.
Lũy kế đến ngày 09/9, Long An 27.569 ca nhiễm COVID-19 (trong đó 7.977 cộng đồng, 2.033 khu cách ly, 17.559 khu phong tỏa); điều trị khỏi 21.401 ca (77,62%); tử vong 331 ca (1,20%), đang điều trị tại bệnh viện 5.837 ca (21,17%).
Số ca bệnh hiện đang điều trị theo tầng 5.837 ca, cụ thể như sau: Số ca điều trị phân bổ theo tầng: Tầng 1: 4.920 (84,28%), tầng 2: 691 (11,83%), tầng 3: 226 (3,87%). Khả năng còn tiếp nhận theo tầng: Tầng 1: 3.235, tầng 2: 1.060, tầng 3: 62. Số ca điều trị bằng Remdecivir 131 ca/9 bệnh viện trong đó xuất viện 15 ca, triệu chứng nặng hơn 02 ca, tử vong 6 ca.
Theo Thái Bình (suckhoedoisong.vn)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?