"Săn mây" trên núi lửa Chư Đang Ya

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bạn không phải cất công đến Sa Pa để chiêm ngưỡng mây luồn qua gió, lên Fansipan ngắm mây cuồn cuộn như thác đổ hay cất công lên đỉnh Y Tý (tỉnh Lào Cai) chỉ để trông thấy mây trắng xốp bồng bềnh chảy như thác. Cũng không cần ghé thăm Đà Lạt một chiều mây giăng mắc khắp lối… Chỉ cần về Phố núi những ngày tháng 7 lúc thời tiết chuyển giao từ mùa khô sang mùa mưa. Một cơn mưa nhẹ vừa tan cộng với chút không khí lạnh sẽ khiến những làn mây gom tụ, tạo thành biển mây bồng bềnh vắt ngang lưng núi. Mùa “săn mây” bắt đầu ở núi rừng Chư Đang Ya (huyện Chư Pah). Đây cũng là thời điểm thích hợp cho nhiều bạn mới bắt đầu làm quen với loại hình du lịch trekking (đi phượt trải nghiệm). 
Gọi “săn mây” là bởi những làn mây mỏng tang bay là là chờn vờn chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ nhanh chóng trở thành lớp sương mù dày đặc phủ kín khắp không gian. Khoảnh khắc hiếm hoi ấy vì thế mà trở nên vô giá.
Đã gọi là “săn” thì có nghĩa là hên xui, ngày có, ngày không. Điều kiện quan trọng trong một buổi “săn mây” gồm trời đứng gió, sương nhiều, không mưa (nhưng đôi khi mưa vẫn có mây). Ngày ở đây, trời cho ta những kiểu mây rất khác nhau: mây áp thấp, mây ít, mây vừa, mây nhiều, và ai may mắn nhất sẽ thấy được biển mây; có khi kém may mắn hơn chỉ toàn là sương mù.
Thông thường, mùa mây đẹp ở Chư Đang Ya chủ yếu vào cuối thu và chớm đông. Thế nhưng thời gian này, mây vẫn cứ la đà, dạo chơi đủng đỉnh lưng chừng ngọn núi. Nếu ta muốn “săn mây” phải đi từ lúc sáng sớm, thời điểm mặt trời mọc. Lúc đó ánh nắng xuyên qua các đám mây làm mặt đất, rừng cây tỏa hơi sương. Mây bay từ dưới thung lũng lên, mây từ trên trời sà xuống. Cứ tầng tầng lớp lớp mà hiện diện, tỏa lan khắp sườn đồi, lưng núi.
Trong khi tôi đang loay hoay với ứng dụng chụp ảnh bằng điện thoại, tăng ánh sáng, dùng công nghệ pano của chiếc iPhone mà quét hết không gian của ngọn núi thì mây đã bắt đầu sà xuống. Lúc này cả ngọn núi chỉ là những vệt mờ ảo trong mây, như dòng sông được cuộn tròn một lớp sương mai phủ lên buổi sớm. Biển mây cứ thế quần tụ, có khi những đám mây di chuyển, có khi đứng yên, giống như đang chờ đợi các tay máy. Du khách hết chụp cảnh rồi lại selfie, hết ngạc nhiên trầm trồ đến “ồ à” thích thú…
Tôi có cảm giác mình đang đi trên mây, đang bị hấp dụ, mê mẩn trước vẻ đẹp của núi rừng. Một cơn gió thổi nhẹ cũng làm biển mây mênh mông khe khẽ giấc, rùng ràng chuyển động. Mùa sương mây, những màn sương trắng như bạc vắt ngang lưng trời khiến lòng ta bồi hồi rồi mềm lòng, chìm đắm trong từng khoảnh khắc, dập dờn theo từng cơn gió thoảng.
Hơn nữa, sắc trắng của mây bay tương phản với màu xanh đồi núi trùng điệp cao ngút ngát tạo nên bức tranh thung lũng đẹp ngỡ ngàng như phong cảnh châu Âu. Hết đám mây này tới đám mây khác trôi qua bao bọc lấy núi. Nhất là vào lúc chiều tà, mây luồn trên mái nhà, mây sà sà trên ngọn cây, mây nhẹ nhàng bao bọc, ấp ôm buôn làng càng giúp cho mảnh đất nơi đây mang vẻ đẹp kỳ ảo và huyền bí, đậm chất sử thi. Khoảnh khắc này chắc chắn là đề tài cho các tay máy ảnh chuyên nghiệp thỏa sức đam mê sáng tạo nghệ thuật.
Núi lửa Chư Đang Ya trong mây. Ảnh: PHAN NGUYÊN
Núi lửa Chư Đang Ya trong mây. Ảnh: PHAN NGUYÊN
Nếu lần đầu trải nghiệm “săn mây”, hãy tìm một người có kinh nghiệm dẫn đường đi cùng. Đừng đi quá sớm, bạn sẽ dễ bị cảm vì thời tiết trên núi rất lạnh. Cũng đừng nên đi quá trễ, sẽ không kịp ngắm bình minh.
Theo người bản địa thì thời tiết nơi đây rất thất thường, nắng mưa bất kỳ lúc nào. Có nhiều người may mắn từ đồng bằng lên đến nơi là bắt gặp ngay biển mây. Thế nhưng có người phải ở lại chờ đợi đến mấy ngày, thậm chí lên đến mấy lần nhưng vẫn chưa một lần được chứng kiến, chỉ còn lại bầu trời phong quang, xanh ngắt.
Nếu không “săn” được mây, ta có thể khám phá cuộc sống con người ở từng thôn, làng cũng rất thú vị. Thật thích thú khi những ngày này, hoa dong riềng bắt đầu nở rộ, những cánh hoa đỏ thắm vươn mình trên rừng lá xanh thẳm đung đưa trong gió. Rồi loanh quanh tìm hiểu phong tục tập quán, sinh hoạt, cách ăn, nơi ở và được nghe những câu chuyện xa xưa bên nồi cơm thơm mùi lúa mới; được thử những món ăn chỉ dành riêng cho khách quý ở ngôi nhà sàn đơn sơ của người Jrai mến khách. Ở đó, ta còn được ngắm những tia nắng đầu tiên trên những cầu thang, ngoài hiên nhà. Khoảnh sân phía trước bời bời màu đất đỏ bazan đang bừng bừng sắc, ngan ngát hương, loang loáng gió trong những ngày nắng đẹp.
Ngắm những biển mây trên núi xa kia, bất giác ta nghĩ đến sự dài rộng, giàu đẹp của thiên nhiên trên mọi miền đất nước, dẫu có đến hàng ngàn, hàng vạn điểm khác nhau để “săn mây” trên dải đất hình chữ S. Có khi chỉ là ngước mắt ước ao, có khi may mắn “nắm” được mây rồi vốc từng vốc mà thả lên trời. Dù bằng hình thức nào đi chăng nữa thì chắc chắn cảm giác lòng mình nhẹ bẫng, phiêu diêu như mây là có thật.
Nếu ai yêu triết lý sống chậm thì hãy đến núi Chư Đang Ya ngày có mây về qua núi. Tôi chắc chắn bạn sẽ khó có cơ hội cho những suy nghĩ “manh động” về sống vội. Và hiển nhiên, những nụ cười hồn nhiên mà hình như bạn đã thất lạc từ lâu bỗng nhiên quay về.
NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

null