Sách tranh 'Cái Tết của mèo con' và thông điệp lòng quả cảm

Họa sĩ Đặng Hồng Quân tái hiện sinh động tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình Thi, nhấn mạnh thông điệp dũng cảm là chiến thắng nỗi sợ hãi trong mình.

Cái Tết của mèo con được nhà văn Nguyễn Đình Thi viết năm 1961, là một tác phẩm được yêu thích của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Trong vòng hai năm, họa sĩ Đặng Hồng Quân thực hiện cuốn sách tranh Cái Tết của mèo con một cách sinh động, tươi vui, đầy ý nghĩa. Họa sĩ trò chuyện về quá trình thực hiện cuốn sách.

 

 Họa sĩ Đặng Hồng Quân sinh trong thời kỳ Đổi mới, lớn lên và làm việc tại Hà Nội, nhưng đã thể hiện chân thực, tươi vui Cái Tết của mèo con với bối cảnh nông thôn những năm 1960.
Họa sĩ Đặng Hồng Quân sinh trong thời kỳ Đổi mới, lớn lên và làm việc tại Hà Nội, nhưng đã thể hiện chân thực, tươi vui Cái Tết của mèo con với bối cảnh nông thôn những năm 1960.



- Ý tưởng vẽ cuốn sách tranh “Cái Tết của mèo con” đến với Quân như thế nào?

- Một ngày mùa đông cuối năm 2015, đơn vị phát hành sách đề nghị tôi vẽ cuốn Cái Tết của mèo con. Tôi rất vui vì người đưa ra đề nghị đó là người tôi quý mến, và thích phong cách anh làm bìa sách. Đó cũng là người anh lớn trong nghề.

- Để làm cuốn sách, Quân chuẩn bị những gì?

- Ban đầu tôi đi tìm kiếm, xem những sản phẩm trước đây các họa sĩ đàn anh đã vẽ Cái Tết của mèo con như nào. Tôi tham khảo tranh của họ, rồi truyện tranh của NXB Kim Đồng cùng đề tài. Các chú, các bác thường dùng nguyên liệu truyền thống như màu nước, màu bột để vẽ. Tôi dùng chất liệu khác, là phương tiện kỹ thuật số để vẽ. Cái này không quá mới, nhưng là lần đầu tiên có bản vẽ Cái Tết của mèo con bằng phương tiện này.

Phía công ty sách cũng muốn bản vẽ phải thổi được hồn vừa mới mẻ, vừa giữ được nét truyền thống.

- Vẽ kỹ thuật số giúp Quân có những thuận lợi gì khi minh họa tác phẩm?

- Nội dung truyện từ bản chữ của Nguyễn Đình Thi khi chuyển sang vẽ kỹ thuật số sẽ có nhiều đất để vẽ hơn. Ví dụ vẽ cảnh đánh nhau giữa mèo và chuột cống, tôi có thể sử dụng nhiều hiệu ứng về hình ảnh hơn để thể hiện cuộc chiến khốc liệt giữa một bên là bè lũ chuột cống đông đảo hung hãn, một bên là mèo con kiên cường.

Tuy vậy, để làm được tác phẩm kỹ thuật số, trước đó mình vẫn cần những phác thảo bằng tay, bằng chì trước.

Tôi chú trọng tới việc xây dựng hình ảnh. Trước đó mọi người xây dựng hình ảnh chú mèo mang dáng dấp thanh niên, cứng cáp. Còn tôi muốn xây dựng hình ảnh chú mèo trẻ con. Bởi mèo vẫn chơi với bé Bống, vẫn gọi “bác nồi đồng”, “cô chổi rơm”… Vậy nên tôi vẽ chú mèo thật bé, ngây thơ, mũi hồng hồng. Tôi xác định đối tượng vẽ cho thiếu nhi.

Tôi quyết định không đi những nét viền bao quanh tranh nữa. Vì thường tác phẩm minh họa, mọi người thường vẽ những nét đen bên ngoài, sau tô màu bên trong. Nhưng với chú mèo trong truyện này, tôi không vẽ nét đen ấy, bởi muốn thể hiện lớp lông của chú mềm mại, mịn màng, tạo sự dễ thương.

Tôi muốn tạo sự đối lập rõ ràng giữa hai tuyến nhân vật. Chuột cống đen, xù xì, gai góc, lông ướt, răng nhọn hắt, lưỡi đỏ, mắt vàng; tôi dùng những nét mạnh, kỷ hà. Ngược lại, chú mèo thì tròn, dễ thương với lớp lông mềm, gam màu trắng hồng.


 

Sách tranh Cái Tết của mèo con vừa thể hiện sinh hoạt văn hóa, bối cảnh xưa, vừa mang thẩm mỹ hiện đại.
Sách tranh Cái Tết của mèo con vừa thể hiện sinh hoạt văn hóa, bối cảnh xưa, vừa mang thẩm mỹ hiện đại.




- Công việc ngắt đoạn văn bản chữ để vẽ tranh minh họa cho hợp lý được thực hiện ra sao?

- Nguyên việc chia nhỏ nội dung của Nguyễn Đình Thi đã mất khá nhiều thời gian. Ban đầu, tôi choáng với công việc này; vì chưa bao giờ làm một sản phẩm dài hơi, với một tác phẩm kinh điển trong văn học thiếu nhi Việt Nam như vậy. Tôi tham khảo sản phẩm thiếu nhi nước ngoài, xem các bạn thế giới minh họa picture books thiếu nhi thế nào.

Thậm chí ban đầu tôi định để cuốn sách toàn chữ, cứ cách vài trang thì có hình minh họa. Hoặc cứ cách 10 trang thì có một minh họa lớn. Nhưng sau đó tôi quyết định cắt nhỏ văn bản ra vẽ minh họa, để tạo thành một picture book dài hơi, dày dặn.

Tôi kết hợp với một người làm nội dung để cùng phân đoạn minh họa.

Có những cảnh đại chiến như chuột và mèo, thì tôi thể hiện cả đoạn dài trong một bức tranh. Nhưng cũng có những cảnh nhà văn miêu tả ngắn gọn, thì mình lại minh họa nhiều, như cảnh con mèo vờn chú bướm. Lúc đó không nhất thiết cứ bao nhiêu từ là một tranh.

Tùy vào nội dung và cảm hứng mà mình phân bổ nội dung hình ảnh, chữ cho hợp lý.

- Trước khi vẽ "Cái Tết của mèo con", Quân đã có kinh nghiệm vẽ sách tranh cho thiếu nhi chưa?

- Tôi đã vẽ khá nhiều sách tranh. Ví dụ bộ sách Thành ngữ tục ngữ do Nhã Nam thực heinej. Hoặc bên NXB Kim Đồng, tôi có những dự án dài hơi hơn, ví dụ dự án sách Giỏi giang 12 tháng… Tôi làm ở ban sách mầm non, NXB Giáo Dục, nên có chút kinh nghiệm trong vẽ sách tranh thiếu nhi.


 

Dù vẽ bằng kỹ thuật số, họa sĩ vẫn dành nhiều thời gian quan sát, ký họa con mèo và bối cảnh nông thôn.
Dù vẽ bằng kỹ thuật số, họa sĩ vẫn dành nhiều thời gian quan sát, ký họa con mèo và bối cảnh nông thôn.



- Bối cảnh sách “Cái Tết của mèo con” là một thời đã xa, và ở vùng nông thôn. Quân sinh ra và lớn lên sau Đổi mới, ở thành phố, vậy họa sĩ phải tìm hiểu tư liệu như thế nào để vẽ?

- Sau khi lên được bối cảnh để vẽ, tôi hay dùng cuối tuần để về quê ngoại ở Hà Nam. Tôi thường dành một ngày thứ 7 ở quê quan sát, ký họa và chụp ảnh. Tôi dùng những tư liệu từ làng quê thật sự. Rất may, vì trước đó đã có nhiều họa sĩ đàn anh đi trước vẽ những đề tài như thế này.

Chủ yếu tôi tham khảo tư liệu của họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa (họa sĩ Còm) và họa sĩ Tạ Huy Long - hai họa sĩ vẽ rất chi tiết, kỹ tính trong việc tái hiện bối cảnh. Ví dụ họa sĩ Hữu Khoa vẽ kỹ từng chi tiết, còn Tạ Huy Long thì kỹ trong kiến trúc.

Song song đấy, tôi đi tới bảo tàng Mỹ thuật, bảo tàng Dân tộc học để học hỏi thêm.

- Vì sao Quân lựa chọn gam màu sặc sỡ, tươi vui cho cuốn sách tranh này?

- Phong cách của tôi có phần “lòe loẹt”, ban đầu tôi định sửa nhưng cư vẽ mãi vẫn thấy đầy sắc màu như vậy, nên tôi để luôn. Bản thân câu chuyện có tên Cái Tết của mèo con, đã gợi lên sự ấm áp, nhiều may mắn, tươi vui, nên tôi xác định gam màu chung cho câu chuyện một không khí tươi vui, rực rỡ.


 

Đoạn văn quen thuộc với nhiều thế hệ khi xuất hiện trong sách giáo khoa, được họa sĩ minh họa.
Đoạn văn quen thuộc với nhiều thế hệ khi xuất hiện trong sách giáo khoa, được họa sĩ minh họa.



- Ngôn ngữ miêu tả của Nguyễn Đình Thi sinh động có làm khó Quân khi thể hiện bằng tranh?

- Người họa sĩ đôi khi khó khăn khi nhận những tác phẩm liên quan đến loài vật, đòi hỏi mình phải có kiến thức về con vật ấy, lẫn tập tính sinh hoạt của nó.

Tôi nhớ hồi mới ra bộ phim hoạt hình Vua sư tử, tôi có được xem một đoạn video cả đoàn làm phim ngồi vẽ, Walt Disney thuê các nhà dạy thú mang con sư tử đến, dẫn đi lòng vòng, tạo các dáng để các họa sĩ vẽ. Như vậy, để vẽ được con vật mà muốn làm thật chuẩn, hoặc chưa có quá nhiều kinh nghiệm về con vật đó thì phải quan sát.

Tôi có những buổi sáng ngắm con mèo ở quê, nó đi lại, sưởi nắng, nghịch với chính cái đuôi của nó… để thực hiện cho chính xác những miêu tả sinh động của nhà văn Nguyễn Đình Thi.

- Khi mới ra đời, cuốn sách còn nói lên niềm vui trong một cái Tết ấm no, đủ đầy. Giờ đây sách trở lại trong định dạng sách tranh, nó mang tới gì cho độc giả hôm nay?

- Mỗi câu chuyện đều thể hiện ước mơ, thông điệp nào đấy. Cuốn sách tranh ra mắt ngày nay trước tiên, để cho các em, các bạn trẻ độc giả hiểu được tác phẩm kinh điển nước nhà, làm sống dậy ký ức cũ.

Tất nhiên, thông điệp về lòng dũng cảm, vượt qua nỗi sợ hãi để trở nên mạnh mẽ hơn của tác phẩm văn học cũng được thể hiện qua cuốn sách tranh này. Thông qua câu chuyện của chú mèo đáng yêu, sách cũng khẳng định chân lý: cái thiện luôn chiến thắng những thế lực hắc ám.

Thu Hiền (zing)

Có thể bạn quan tâm

Đọc sách thời bao cấp

Đọc sách thời bao cấp

(GLO)- Những năm bao cấp, đời sống gia đình còn khó khăn, tiền bạc thì họa hoằn lắm một học trò nghèo như tôi mới có quyền sở hữu. Vậy nên, khi học bài xong, tôi theo lũ bạn đi nhặt phế liệu để bán lấy tiền. Hoặc khi vào vụ gặt, tôi giúp việc nhà, lâu lâu được mẹ giúi cho vài chục đồng, gọi là… tiền công. Tất tật số tiền ít ỏi có được ấy, tôi đem “đầu tư” vào sách.

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu nắng

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu nắng

(GLO)- Chợt nhận ra, từ thơ đến tản văn, tác giả Nguyễn Tấn Hỷ luôn dành một tình cảm đặc biệt với nắng. Và những mùa nắng trong ông vẫn luôn đong đầy hoài niệm. "Màu nắng" là một bài thơ như thế.
Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

(GLO)- Không hiểu sao tôi cứ hình dung thơ Lê Khánh Mai như một tiếng thở dài dù chị luôn xinh tươi và vui vẻ. Cái quá khứ với những ngày tháng ám ảnh chiến tranh và chia cắt khiến chị cũng như nhiều người cùng thế hệ phải rời xa quê hương theo ba mẹ ra miền Bắc rồi trở về quê khi đất nước thống nhất.
Gặp gỡ Tây Nguyên: Văn chương kết nối tình đất, tình người

Gặp gỡ Tây Nguyên: Văn chương kết nối tình đất, tình người

(GLO)- “Gặp gỡ Tây Nguyên” là chương trình do quán Chiêu Văn tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đak Lak) trong 2 ngày 4 và 5-3. Điểm nhấn của chương trình là trao giải cuộc thi viết tản văn về chủ đề Tây Nguyên. Tại đây, gần 40 tác giả đến từ các tỉnh, thành trong cả nước có dịp giao lưu, học hỏi, hiểu thêm về đất và người nơi cao nguyên đầy nắng gió này.
Lãnh đạo cơ quan báo chí cần có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ít nhất hai năm

Lãnh đạo cơ quan báo chí cần có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ít nhất hai năm

Ban Bí thư vừa ban hành Quy định số 101/QĐ-TW về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí. Quy định này có hiệu lực từ ngày ký (28/2/2023), thay thế Quyết định số 75/2007 ban hành ngày 21/8/2007 của Ban Bí thư.
Thơ Lê Đình Trọng: Quà tặng tháng ba

Thơ Lê Đình Trọng: Quà tặng tháng ba

(GLO)- Bài thơ "Quà tặng" của tác giả Lê Đình Trọng mang một tình yêu bình dị, chân chất của chàng trai trao tặng cho người thương. Món quà không rực rỡ bởi hoa cúc, hoa hồng mà gần gụi, thân thương với dòng sông quê hương, dáng mẹ tảo tần, những bài thơ ươm nắng...

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Cưỡi ngựa gỗ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Cưỡi ngựa gỗ

(GLO)- Bài thơ "Cưỡi ngựa gỗ" được tác giả Nguyễn Ngọc Hưng sử dụng thể thơ tứ ngôn với luật bằng trắc nhịp nhàng, lên xuống đã tái hiện một miền ký ức tuổi thơ hồn nhiên, vui nhộn trên lưng ngựa gỗ, tiếng cười rộn vang.

Định vị, kích hoạt và phát triển

Định vị, kích hoạt và phát triển

Trong 80 năm qua, sự ra đời của bản “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, đã cho chúng ta thấy lần đầu tiên, có một bản đề cương mang tính chất cương lĩnh để có thể xác định được con đường phát triển của văn hóa Việt Nam với nền tảng lý luận rất hệ thống, các nguyên tắc hành động vào thời điểm đất nước phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức.
Gặp lại chị Hồng “Bình dị” ở Gia Lai

Gặp lại chị Hồng “Bình dị” ở Gia Lai

(GLO)- Tuần trước, tôi ra Sân bay Nội Bài để về Gia Lai. Tới giờ ra cửa, đứng dậy thì thấy ở ghế phía sau trong phòng chờ là chị Phạm Thị Hà-vợ chú Sanh, thủ trưởng cũ của tôi và nhà thơ Nguyễn Thị Hồng-tác giả 2 bài thơ “Bình dị” và “Lời tượng nhà mồ” nổi tiếng. Chị Hà bảo: “Chị nhắn tin cho em mà chưa thấy trả lời, là chị Hồng rất muốn vào Gia Lai thăm lại nơi mấy chục năm trước chị tới”.
Gương mặt thơ Nguyễn Thế Hùng

Gương mặt thơ Nguyễn Thế Hùng

(GLO)- Thượng tá Nguyễn Thế Hùng hiện là Thư ký Tòa soạn Báo An ninh thế giới. Anh viết cả văn và thơ. Thơ anh tựa như những sợi mây trắng vu vơ giữa ngằn ngặt trời xanh nhưng lại rất có chủ ý, tứ rất rõ. Những gì mà văn xuôi không chuyển tải được, anh trút vào thơ, thứ thơ tinh cất nhưng lại vô cùng dung dị, giữa thị thành mà cứ nao nao chốn quê: “Neo quê còn mỗi mẹ già/Bốn tao nôi mỏng chia ra ba miền”. Nhưng ba miền ấy là ba miền bi tráng, ba miền lịch sử.