Nối dài ký ức về Hà Nội thời vang bóng qua tác phẩm Tô Hoài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ba cuốn sách của cố nhà văn Tô Hoài (“Giữ gìn 36 phố phường”, “Những ký ức không chịu ngủ yên” và “Người con gái xóm Cung”) chính thức ra mắt độc giả vào trong dịp đầu năm 2018.
Cố nhà văn Tô Hoài. (Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam/TTXVN)
Cố nhà văn Tô Hoài. (Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam/TTXVN)
Những cuốn sách ấy tiếp tục nối dài, gợi lại những câu chuyện, sống dậy ký ức về Hà Nội của một thời đã xa.
“Giữ gìn 36 phố phường” tập hợp những bài viết của tác giả về nhịp sống trong những thập niên đầu thế kỷ 20 và câu chuyện về việc gìn giữ các di tích lịch sử, nét đẹp văn hóa, nếp sống thanh lịch… của Hà Nội xưa.
Trong khi đó, “Những ký ức không chịu ngủ yên” mang dáng mang dáng dấp của một cuốn hồi ký, tự truyện. Đó là những suy tưởng, hoài niệm của nhà văn về quãng thời gian từ năm 1944-1947.
Sau bảy thập kỷ, những câu chuyện riêng tư của Tô Hoài (chuyện về những người bạn thời thơ bé, chuyện về những người thợ mà ông quen biết…) đã trở thành những hồi ức chung về chuyện phố, chuyện đời của Hà Nội một thời.
Nổi bật trong tập truyện ngắn “Những người con gái xóm Cung” là những câu chuyện về những người Việt xa xứ. Họ mang trong mình những ẩn ức, nỗi buồn với nhiều sắc thái (khi sắc nét, lúc mơ hồ, trầm lắng…).
 
Những tác phẩm của Tô Hoài vẫn luôn đầy ắp chất liệu cuộc sống, mang đến cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thuộc. Nhà văn đã tái hiện tinh tế sự chuyển động, biến đổi của nhịp sống phố phường, đời sống con người từ chính những trải nghiệm, hồi ức của mình.
Ba cuốn sách do Nhà xuất bản Văn học và Công ty Sách Phương Nam phát hành.
An Ngọc (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Văn hóa báo chí thời đại số

Văn hóa báo chí thời đại số

Từ điểm khởi đầu những năm 1925 cho đến ngày đất nước thống nhất năm 1975, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn lịch sử vinh quang, viết nên bao câu chuyện anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.