Sách thiếu nhi nỗ lực giành lại bạn đọc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bất chấp sự trồi sụt chung của thị trường sách, mảng sách dành cho thiếu nhi suốt nhiều năm qua vẫn luôn giữ vững vị trí độc tôn.

Độc giả nhỏ tuổi trong một buổi giao lưu ra mắt sách thiếu nhi
Độc giả nhỏ tuổi trong một buổi giao lưu ra mắt sách thiếu nhi


Theo đó, 2 trong 4 NXB lớn nhất nước hiện nay là NXB Kim Đồng và NXB Trẻ chuyên làm sách cho thiếu nhi. Thế nhưng, bất chấp vai trò quan trọng như vậy, mảng sách thiếu nhi vẫn đang ở tình trạng “nặng ngoại, nhẹ nội”.

“Thượng vàng hạ cám”

Theo Cục Xuất bản, in và phát hành (gọi tắt là Cục Xuất bản), gần như tất cả đơn vị xuất bản trong nước, từ các NXB đến các đơn vị văn hóa tham gia liên kết xuất bản, đều có thực hiện sách cho thiếu nhi. Tuy nhiên, số lượng đơn vị tham gia lớn trong khi số bản thảo sách thiếu nhi của tác giả trong nước lại ít. Ước tính, từ 70%-80% sách thiếu nhi hiện nay là sách dịch.

Để đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường, nhiều đơn vị làm sách đã bỏ qua các quy định về xuất bản, lơ là công tác biên tập, dẫn đến việc đưa ra thị trường nhiều ấn phẩm gây dư luận tiêu cực. Điển hình như loạt sách Hỏi đáp trí tuệ từng bị Cục Xuất bản phạt vì có nội dung không phù hợp với bạn đọc nhỏ tuổi. Trên thực tế, loạt sách hỏi đáp dạng này là sự ăn theo thành công về mặt doanh thu của một số bộ sách có nguồn gốc từ Trung Quốc và không phải là sách cho thiếu nhi. Yếu tố trẻ em trong sách chẳng qua là một cách để tạo tình huống hài hước. Thế nhưng, khi dịch ra tiếng Việt, những người làm sách đã đưa dạng sách này thành sách trẻ em. Loạt sách bán chạy nên được nhiều đơn vị khác biên soạn, chỉnh sửa thay nhau xuất bản, dẫn đến việc cục phải tiến hành xử phạt và yêu cầu chấn chỉnh lại việc xuất bản dòng sách này.

 

Bộ 3 tác phẩm về thiếu nhi của cây bút Dương Thụy
Bộ 3 tác phẩm về thiếu nhi của cây bút Dương Thụy


Sách thiếu nhi là một mảng sách có lợi nhuận cao nhưng không dễ để thực hiện. Đơn cử như trường hợp NXB Kim Đồng từng cho xuất bản một bộ sách thiếu nhi có nội dung truyền tải những vấn đề vốn dĩ khá phức tạp của cuộc sống như cái chết, bạo lực, lịch sử xã hội… Đây đều là những bộ sách nổi tiếng thế giới, được đánh giá cao khi xuất bản ở các quốc gia châu Âu. Khi xuất bản ở Việt Nam, tác phẩm bị các bậc phụ huynh phê phán mạnh mẽ bởi các hình ảnh, chi tiết là một phần đời sống văn hóa phương Tây lại vô cùng phản cảm, trái ngược với đời sống văn hóa Việt Nam. Những sự cố như vậy xuất hiện rất thường xuyên với dòng sách thiếu nhi dịch, nếu là một đơn vị xuất bản lớn, có uy tín sẽ cố gắng giảm thiểu các yếu tố không phù hợp thông qua khâu biên tập. Còn với các đơn vị xuất bản thiếu trách nhiệm, những yếu tố không phù hợp dễ bị bỏ qua...

Ưu ái cho sách thuần Việt

Hiện nay, trong lĩnh vực xuất bản sách thiếu nhi, các đơn vị xuất bản truyền thống đều ưu ái các bản thảo trong nước bởi với sự tương đồng, hiểu biết về văn hóa, ít nhất thì các bản thảo này sẽ không vấp phải những vấn đề như ở sách dịch.

Sách thiếu nhi trong nước dù có ưu điểm về tính văn hóa nhưng lại có một nhược điểm lớn mà hầu hết lãnh đạo các đơn vị xuất bản khi nhắc đến đều ngán ngẩm, đó là: “sách thiếu nhi không dành cho thiếu nhi”. Đại diện một NXB khi nhắc đến vấn đề này đã cho rằng, nhiều nhà văn viết cho thiếu nhi nhưng là thiếu nhi thời của tác giả chứ không phải thiếu nhi hiện nay. Như một tác phẩm truyện tranh được đầu tư công phu về nội dung, nét vẽ với bối cảnh Hà Nội khoảng năm 1980 với chi tiết rất cụ thể như việc trẻ bị nhốt trong phòng đợi ba mẹ đi làm, trẻ xếp hàng mua thực phẩm… những chi tiết lạ lẫm với thiếu nhi hôm nay. Kết quả, tác phẩm truyện tranh được xếp vào dạng dành cho bạn đọc đã ở tuổi trưởng thành muốn hoài niệm và không đạt thành công như mong muốn.

Trước sự thiếu thốn về bản thảo, nhiều đơn vị lựa chọn cách làm là tái bản những tác phẩm thiếu nhi từng thành công, đơn cử như bộ sách về thiên nhiên hoang dã của tác giả Vũ Hùng do NXB Kim Đồng thực hiện. Đây được xem là một trong các bộ sách thiếu nhi trong nước hiếm hoi đạt thành công thời gian qua.

Gần đây, nhận thấy nhu cầu của thị trường sách thiếu nhi khan hiếm các đầu sách trong nước, ngày càng có nhiều tác giả hướng đến bạn đọc nhỏ tuổi. Võ Diệu Thanh, một cây bút vốn chuyên về đề tài đồng quê Nam bộ, bất ngờ liên tục xuất bản 2 tác phẩm Siêu nhân cua và Chúng mình bay đầy trời. Hay nhà văn Mai Bửu Minh giới thiệu Chiến công siêu phàm với hình ảnh mới về thiếu nhi miền Tây Nam bộ đầy độc đáo.

Điều đáng chú ý là các tác phẩm thiếu nhi mới của các nhà văn trong nước đã nỗ lực thoát khỏi cái bóng “thời thiếu nhi của tác giả”. Để xây dựng nhân vật, mỗi tác giả đều nỗ lực gắn với những câu chuyện của thiếu nhi hôm nay. Điển hình nhất có lẽ là bộ 3 tác phẩm về thiếu nhi của cây bút Dương Thụy, người vốn nổi tiếng với dòng văn học lãng mạn, xung quanh các du học sinh Việt Nam ở nước ngoài. Những tác phẩm này là sự pha trộn những kiến thức từ các chuyến đi nước ngoài, kết hợp cùng hình ảnh hai đứa con của chính tác giả. Đó là, SuSu và GoGo đi Paris, SuSu và GoGo đi Nhật Bản, SuSu và GoGo đi Singapore. Thông qua hình ảnh 2 em bé, tác giả miêu tả những vấn đề văn hóa, xã hội của mỗi địa phương, cùng với những nét hồn nhiên, hiếu động của trẻ em hôm nay. Bộ sách được đánh giá gần gũi với bạn đọc nhỏ tuổi, thu hút các em cùng khám phá thế giới xung quanh.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

null