Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Nghiên cứu Hoàng Sa,Trường Sa đoạt Giải Sách Hay 2019

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
'Hoàng Sa, Trường Sa - Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc' của Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân và Bộ sách 'Con gà đẻ trứng vàng', 'Mỗi hơi thở một nụ cười' của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là hai trong số các tác phẩm được trao Giải Sách Hay 2019. Ở hạng mục Sách Văn học năm nay, hội đồng trao giải cho biết chưa tìm được sách viết thuyết phục để trao giải.
Giải Sách Hay lần thứ 9 năm 2019 do Viện Giáo dục IRED, Dự án Khuyến đọc Sách hay và Sáng kiến OpenEdu tổ chức đã diễn ra sáng ngày 15.9 tại Khách sạn REX, TP.HCM. Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo giới thức giả, giới doanh nhân, báo giới và các độc giả trẻ mê sách trên khắp cả nước.
 
Ban tổ chức công bố kết quả bình chọn Giải Sách Hay ở các hạng mục. Ảnh Hùng Khoa - Dạ Ngân
Ban tổ chức công bố kết quả bình chọn Giải Sách Hay ở các hạng mục. Ảnh Hùng Khoa - Dạ Ngân
Ban tổ chức cho biết, sau hơn 5 tháng làm việc nghiêm túc, với uy tín và lòng công bình của mình, hội đồng trao giải cùng với 6 hội đồng xét giải khác nhau đã hoàn tất công tác lựa chọn những cuốn sách xứng đáng nhất để trao tặng Giải Sách Hay năm nay.
Theo đó, Giải Sách Hay 2019 gồm 7 hạng mục: Nghiên cứu, Giáo dục, Kinh tế, Quản trị, Văn học, Thiếu nhi và Phát hiện mới.Ngoài ra, để sách có thể đến gần hơn với giới trẻ, Giải Sách Hay 2019 có thêm một hạng mục mang tên “Sách cho người trẻ do Cộng đồng sách trẻ bình chọn”.
Mỗi tựa sách trong mỗi hạng mục, thể loại của Giải Sách Hay 2019 đều mang trong mình những thông điệp và giá trị riêng mà mỗi tác giả, dịch giả và các đơn vị xuất bản muốn gửi gắm trong xã hội đầy biến động như hiện nay.
 Tác phẩm đoạt Giải Sách Hay 2019 của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân. Ảnh: TL
Tác phẩm đoạt Giải Sách Hay 2019 của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân. Ảnh: TL
Kết quả chung cuộc, Giải Sách Hay 2019 đã trao tặng cho các hạng mục:
Sách Nghiên cứu: Tác phẩm Hoàng Sa, Trường Sa - Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc (Tác giả Phạm Hoàng Quân; NXB Văn Hóa - Văn Nghệ ấn hành), Dịch phẩm Tri thức khách quan - Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa (Tác giả Karl R. Popper; Dịch giả Chu Lan Đình – Hiệu đính Bùi Văn Nam Sơn; NXB Tri Thức ấn hành).
Sách Giáo dục: Tác phẩm Đại học - Định chế giáo dục cao thay đổi thế giới - Từ Trung cổ đến Hiện đại (Tác giả Nguyễn Xuân Xanh; NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành), Dịch phẩm Những nguyên tắc đạo đức trong giáo dục (Tác giả John Dewey; Dịch giả Cao Tuấn; DominoBooks và NXB Đà Nẵng ấn hành).
Sách Kinh tế: Tác phẩm Xã hội công dân Việt Nam dưới góc nhìn thể chế (Chủ biên Nguyễn Khắc Giang, Nguyễn Quang Thái; Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành), Dịch phẩm Nền kinh tế chia sẻ: Sự kết thúc của việc làm, và sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông (Tác giả Arun Sundararajan; Dịch giả Nguyễn Tuấn Việt; NXB Trẻ ấn hành).
Sách Quản trị: Tác phẩm Nhượng quyền khởi nghiệp - Con đường ngắn để bước ra thế giới (Tác giả Nguyễn Phi Vân; NXB Trẻ ấn hành), Dịch phẩm Tư duy nhanh và chậm (Tác giả Daniel Kahneman; Dịch giả Hương Lan và Xuân Thanh; NXB Thế giới và Alphabooks ấn hành).
Sách Thiếu nhi: Bộ sách Con gà đẻ trứng vàng và Mỗi hơi thở một nụ cười (Tác giả Thiền sư Thích Nhất Hạnh; NXB Văn hóa Văn nghệ và PhanBook ấn hành), Dịch phẩm Chuyến tàu đêm trên dải ngân hà (Tác giả Kenji Miyazawa; Dịch giả Thanh Điền; Công ty Sách Tao Đàn và NXB Hội nhà Văn ấn hành).
Sách Văn học: Chưa tìm được sách viết thuyết phục để trao giải;Dịch phẩm Vết nhơ của người (Tác giả Philip Roth; Dịch giả Phạm Viêm Phương và Huỳnh Kim Oanh; Nhã Nam và NXB Hội nhà văn ấn hành).
3 khoảng trống trong hạng mục các tác phẩm đoạt Giải Sách Hay 2019. Ảnh: BTC
3 khoảng trống trong hạng mục các tác phẩm đoạt Giải Sách Hay 2019. Ảnh: BTC
Hạng mục “Sách cho người trẻ do Cộng đồng sách trẻ bình chọn”:
Thể loại Kinh điểnđược trao cho Dịch phẩm Suối Nguồn (Tác giả Ayn Rand; Dịch giả Vũ Lan Anh, Đặng Quang Hiếu, Vũ Hoàng Linh, Nguyễn Kim Ngọc, Trần Thị Hà Thủy; Phan Việt hiệu đính; NXB Trẻ ấn hành), Dịch phẩm Nhà giả kim (Tác giả Paulo Coelho; Dịch giả Lê Chu Cầu; NXB Văn học và Nhã Nam ấn hành), Dịch phẩm Hoàng tử bé (Tác giả Antoine De Saint-Exupéry; Dịch giả Trác Phong; NXB Hội Nhà Văn và Nhã Nam ấn hành), Dịch phẩm Giết con chim nhại (Tác giả Harper Lee; Dịch giả Huỳnh Kim Oanh, Phạm Viêm Phương; NXB Văn học và Nhã Nam ấn hành), Dịch phẩm Những người khốn khổ (Tác giả Victor Hugo; Dịch giả Huỳnh Lý, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Hiếu; NXB Văn Học ấn hành).
Thể loại Đương thời được trao cho Tác phẩm Đúng Việc - Một góc nhìn về câu chuyện khai minh (Tác giả Giản Tư Trung; NXB Tri thức ấn hành), Tác phẩm Bức xúc không làm ta vô can (Tác giả Đặng Hoàng Giang; NXB Hội Nhà Văn và Nhã Nam ấn hành), Dịch phẩm Sapiens: Lược sử loài người (Tác giả Yuval Noah Harari; Dịch giả Nguyễn Thủy Chung; NXB Tri Thức và Alpha Books ấn hành), Tác phẩm Cà phê cùng Tony (Tác giả Tony Buổi Sáng; NXB Trẻ ấn hành), Dịch phẩm Lối sống tối giản của người Nhật (Tác giả Sasaki Fumio; Dịch giả Như Nữ; NXB Lao Động và Thái Hà ấn hành).
Nhiều tác phẩm nổi tiếng đã xuất bản lâu năm hiện diện trong hạng mục Sách cho người trẻ do Cộng đồng sách trẻ bình chọn. Ảnh: BTC
Nhiều tác phẩm nổi tiếng đã xuất bản lâu năm hiện diện trong hạng mục Sách cho người trẻ do Cộng đồng sách trẻ bình chọn. Ảnh: BTC
Theo nhận định của Ban tổ chức, Giải Sách Hay thường niên một lần nữa đã góp phần lan tỏa những giá trị và tri thức. Những người tổ chức giải hy vọng rằng: “Có thêm Giải Sách Hay này đời sống văn hóa sẽ vui hơn, sôi nổi hơn, chắc sẽ góp phần thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của mọi người đến sách và đọc sách” như Nhà văn hóa Nguyên Ngọc từng chia sẻ.
Thạch Xuyên (Người Đô Thị)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

(GLO)- Qua bài thơ "Em về bình minh", dường như tác giả Hoàng Hương Giang muốn mang lại một thông điệp mạnh mẽ về việc tìm lại chính mình, về sự nối kết giữa con người với thiên nhiên. Và cuối cùng chính là niềm tin vào một tương lai sán lạn, dẫu có phải trải qua những phút giây cô đơn, thử thách.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.