Sách cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một sáng đầu thu lất phất mưa, tôi lau dọn và sắp xếp lại phòng đọc sách. Mỗi cuốn sách với tôi như một người bạn tâm giao.
Ngày còn bé, tôi nhớ mãi cảm giác hân hoan khi có được bộ sách để đi học, dẫu đó chỉ là bộ sách cũ. Những cuốn sách với trang bìa nhàu cũ, nguệch ngoạc hình vẽ, rách đôi ba trang… in dấu vào tâm trí tôi đến mãi bây giờ.
Sách giáo khoa của tôi thường được mẹ xin lại ở mấy nhà hàng xóm hoặc mua từ cửa hàng sách cũ. Giữa buổi chợ dở dang, mẹ vội vã đạp xe về, mồ hôi từ trán, từ lưng áo thấm đẫm. Mẹ đưa sách qua tay tôi lẫn với bao nhiêu thứ mùi vị của cuộc đời mẹ nơi xứ chợ. Tôi đón nhận bộ sách bằng niềm hân hoan lẫn cái nghèn nghẹn mà nước mắt chực rơi. Mùa hè năm nào cũng vậy, tôi cũng tỉ mẩn bọc lại những cuốn sách cũ bằng mấy tờ báo xin ở cơ quan cậu về. Tôi lấy cơm nguội nghiền ra, cho thêm vài giọt nước ấm, khuấy đều lên cho sền sệt lại để làm keo dán. Cẩn thận vuốt từng mép cong ở góc sách ra cho phẳng phiu, tôi đặt cuốn sách giữa trang báo được trải đều vuông vắn, gấp viền thẳng nếp rồi dán lại. Mọi thao tác đều chậm rãi, cẩn trọng. Tôi cặm cụi lật từng trang sách cũ như sợ làm sách đau. Xong đâu đấy, tôi lấy giấy trắng cắt thành hình chữ nhật làm nhãn dán, nắn nót viết từng chữ ghi dấu họ tên mình. Với tôi lúc ấy, chỉ cần có sách và được đến trường đi học đã là điều may mắn. Mỗi lần được ai đó tặng cho cuốn sách, tôi lại đọc ngấu nghiến cho thỏa thích như đứa trẻ đói lòng thèm món ngon.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Những lần đạt kết quả học tập tốt, bố thưởng cho tôi một chuyến đi phố thị Pleiku để mua sách. Cả chuyến đi, tôi khấp khởi, háo hức như hành trình du lịch về miền đất mới. Xe dừng lại ở ngã ba Diệp Kính, ngay nhà sách Nhân dân. Tôi thực sự choáng ngợp khi đứng trước những kệ sách tăm tắp, bố mua tặng mấy cuốn làm phần thưởng cho sự nỗ lực của tôi. Bố vẫn thường dặn: “Cuốn sách hôm nay sẽ là cuốn sách cũ của ngày mai nhưng giá trị của nó không bao giờ cũ theo sự trưởng thành của con”. Lời dạy chất chứa tình yêu thương của bố truyền qua trang sách đã giúp tôi hiểu hơn về sự sẻ chia trong cuộc đời. Những lần góp sách cũ tặng mấy đứa trẻ trong làng đi học, tôi thấy mình đang gieo những hạt mầm của tương lai, giống như ngày ấy bố gieo lại trong tôi. Mỗi dịp chuẩn bị khai trường, trong tôi lại vang lên những nhịp đập hồ hởi của con bé ngày nào trên vai mang khăn quàng đỏ, tay ôm chặt tập sách cũ đến trường với biết bao khao khát, mơ ước.
Bao nhiêu năm trôi qua, mỗi lần lật giở từng trang sách cũ, tôi thấy mình như gặp lại mùi hương ngọt ngào ký ức tuổi thơ. Những ngày nghỉ dịch nằm cuộn mình trong chăn bên trang sách cũ, nghe tiếng mưa rơi tí tách ngoài song cửa sổ, tôi càng trân quý những điều tưởng chừng như cũ kỹ đã nuôi dưỡng mình trưởng thành, để biết ơn cuộc đời hơn khi mỗi ngày trôi qua.
TRÚC PHÙNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.