Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.
Sau thương vụ mua lại hơn 54% cổ phần của người Thái, kết quả kinh doanh của Sabeco không mấy khả quan khi đại dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài gần 3 năm, rồi kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của đại gia ngành bia.
Bị cáo Lê Đình Trung và pháp nhân thương mại Công ty CP tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam bị TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử sơ thẩm và tuyên phạt tiền vì xâm phạm nhãn hiệu bia Sài Gòn của Sabeco.
Khi mua phải sản phẩm bị lỗi, người tiêu dùng có thể lựa chọn một trong các bước: liên hệ phía nhà sản xuất; gọi điện đường dây nóng của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để được tư vấn; khởi kiện ra tòa...
Sáng nay 7-1, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí“ và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai“ xảy ra tại Bộ Công thương và TPHCM; liên quan đến Dự án xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo… trên khu đất hơn 6.000m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM.
Bị cáo buộc chuyển quyền sử dụng khu đất 6.080 m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (TP HCM), gây thiệt hại hơn 2.713 tỉ đồng nhưng nguyên bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chỉ nhận trách nhiệm người đứng đầu, cho rằng trách nhiệm chính thuộc về bà Hồ Thị Kim Thoa.
Ngày 14-9, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Vũ Huy Hoàng (từng là Bộ trưởng Bộ Công Thương) và các đồng phạm trong vụ án sai phạm liên quan đến dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng, TP HCM.
Bộ Công an nhận định mặc dù có Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; nghị quyết cũng như nhiều quy định khác nhưng nhiều nhóm lợi ích vẫn lách luật để dịch chuyển tài sản công sang tư nhân.
Theo Cơ quan điều tra, hành vi của bị can Hồ Thị Kim Thoa diễn ra trong thời gian dài, có tính hệ thống, cố ý làm trái các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây hậu quả thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước.
Bộ Công thương, cơ quan chủ quản của Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), cho biết sẽ bàn giao thủ tục chuyển Bia Sài Gòn về Tổng công ty Kinh doanh và đầu tư vốn nhà nước (SCIC) ngay trong tháng 7 này.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chiều 3-6 khẳng định Bộ Công Thương không có chủ trương mua lại cổ phần của Sabeco, đồng thời cho rằng việc tung tin sai sự thật hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các doanh nghiệp, ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Thương vụ tỉ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi chi ra gần 5 tỉ USD thông qua công ty con để mua 343,66 triệu cổ phiếu Sabeco được hoàn tất vào cuối năm 2017 được xem là vụ mua bán và sáp nhập (M&A) lớn nhất tại Việt Nam từ trước tới nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cùng với những chế tài xử phạt đủ mạnh, thì chính sự minh bạch thông tin doanh nghiệp, sự lên tiếng kịp thời của các cơ quan có trách nhiệm sẽ giúp doanh nghiệp thoát khỏi những thiệt hại khó lường vì những tin đồn thất thiệt.
Liên quan đến vụ việc này, ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cùng 4 thuộc cấp bị đề nghị truy tố tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí“.
Trong các sai phạm về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước của Sabeco có việc định giá thoái vốn khu đất kim cương 2-4-6 Hai Bà Trưng với giá “bèo“, gây thiệt hại lớn cho ngân sách...
Hôm qua 24-8, Công ty cổ phần bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2018 là 35%, tương ứng 3.500 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu của Sabeco đã có chuỗi giao dịch ổn định không hề có phiên nào giảm kể từ 7/8, trong đó có 3 phiên đứng giá và 7 phiên tăng. Thế nhưng, sáng nay, mã này lại giảm khá mạnh 4.000 đồng và tác động tiêu cực lên VN-Index.
Tổng Kiểm toán Nhà nước nhận định, không chỉ các doanh nghiệp FDI mà đến nay có cả nhiều doanh nghiệp nội địa đã có dấu hiệu rõ ràng của việc chuyển giá làm thất thu ngân sách nhà nước, trong đó có vụ việc tiêu biểu là Sabeco.
Tuần qua, thông tin “nữ tướng“ giàu nhất Việt Nam - bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air “bốc hơi“ hơn 8.400 tỷ đồng trong nửa tháng thu hút được sự quan tâm của độc giả. Bên cạnh đó, những biến động nhân sự tại Sabeco, Habeco tiếp tục cũng được bạn đọc theo dõi.