Rất cần nhà ở xã hội dạng cho thuê

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trao đổi với phóng viên bên lề kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, từ các vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng vừa qua, trong chính sách phát triển nhà ở xã hội, cần quan tâm loại hình nhà ở cho thuê.

Hà Nội đang còn nhiều quỹ đất để xây nhà cho người có thu nhập thấp thuê, nên cần có cơ chế và đi vào thực chất hơn.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Trịnh Xuân An: Hà Nội còn nhiều quỹ Đất xây nhà cho thuê.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Trịnh Xuân An. Ảnh: Như Ý

Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Trịnh Xuân An. Ảnh: Như Ý

Với loại hình nhà ở, nhất là nhà dân, nhà trọ cho thuê, nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ khi nào, nếu không cẩn trọng, hậu quả rất thương tâm. Sau vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng ở Thanh Xuân, Hà Nội đã rà soát, có cảnh báo cụ thể, nhưng chúng ta đang chấp nhận một thực trạng rủi ro cháy nổ hằng ngày và hằng giờ. Vụ cháy ở Trung Kính hôm qua cho thấy, khâu “phòng” phải quan tâm trước tiên. Người dân phải tăng cường ý thức về phòng ngừa cháy nổ.

Thủ tướng: Rà soát phòng cháy nhà ở cho thuê trọ

Ngay sau khi xảy ra vụ cháy nhà dân ở Hà Nội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện yêu cầu UBND Hà Nội chỉ đạo tổ chức thăm hỏi chu đáo, kịp thời động viên, hỗ trợ vật chất, tinh thần gia đình người bị nạn; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan; xử lý nghiêm vi phạm (nếu có).

Thủ tướng giao các bộ, ngành và địa phương rà soát lại các quy định của pháp luật, điều kiện về phòng cháy, chữa cháy liên quan đến việc kinh doanh, cho thuê trọ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/7. Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan chỉ đạo kiểm tra, phân loại, có ngay giải pháp về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở cho thuê trọ, dứt khoát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho người dân, nhất là ở các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn trong dịp nắng nóng sắp tới.

Văn Kiên

Cùng với đó là vai trò của các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền. Lực lượng chuyên trách không đủ người để đến từng nhà canh chừng, nhưng UBND phường, các đoàn thể cơ sở phải rất sát, vận động, tuyên truyền để mọi người nâng cao cảnh giác.

Trong quy định nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải có phương án, giải pháp phòng cháy, ngăn cháy, phải cụ thể thêm vào luật quy định này. Có lẽ, chúng ta nên cấm việc kết hợp sản xuất, kinh doanh với phòng trọ. Chúng ta không thể tạo ra những rủi ro cao như vậy. Đối với các cấp chính quyền, phải có biện pháp mạnh tay, rà soát trên địa bàn. Khi thấy các trường hợp có nguy cơ cao, đe dọa đến tính mạng của người dân, phải yêu cầu thiết kế thêm lối thoát.

Còn về dài hạn, chúng ta phải có hệ thống đồng bộ trong quy hoạch đô thị, trong đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp để giảm dần thuê trọ tự phát như hiện nay. Tôi cho rằng ở Hà Nội còn nhiều quỹ đất để xây nhà cho người có thu nhập thấp thuê, cần phải có cơ chế và phải đi vào thực chất hơn, đặc biệt khi chúng ta đã có Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.

Đại biểu Quốc hội chuyên trách Nguyễn Thị Nguyệt Nga: Dân rất mong có nhà ở xã hội

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Nga. Ảnh: Như Ý

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Nga. Ảnh: Như Ý

Việc rà soát xử lý triệt để phòng cháy ở Hà Nội sẽ rất khó khăn vì số lượng chung cư mini, khu nhà trọ rất lớn. Nếu xử lý theo hướng không đảm bảo tiêu chuẩn thì không được hoạt động nữa, sẽ dẫn đến hệ lụy người lao động có thu nhập thấp đang sinh sống trong khu trọ ấy sẽ đi đâu về đâu? Nếu làm theo phương án trên thì tác động xã hội là vô cùng lớn. Nhưng chúng ta cũng không thể không làm.

Theo tôi, các quy định đã có, việc phân định trách nhiệm từng cấp, từng ngành đã có. Điều quan trọng là rà soát, có phương án với từng loại hình chứ không thể áp dụng công thức chung. Với loại hình nhà cho thuê trọ chật hẹp, nhiều tầng ở trong ngõ sâu, chúng ta không thể mở đường cho xe chữa cháy vào được. Thay vào đó, có thể kiểm tra kết cấu vì phần lớn nhà bị cháy có nhiều người tử vong là do không có lối thoát hiểm. Do vậy, phải yêu cầu chủ đầu tư đảm bảo được lối thoát hiểm để khi có cháy, người trong nhà nhanh chóng thoát ra được.

Tiếp đó, công tác tập huấn về phòng cháy và kỹ năng ứng phó khi có sự cố rất cần thiết. Tuy nhiên, tôi có cảm giác chúng ta chỉ làm rốt ráo mỗi khi có vụ cháy thương tâm nào đó xảy ra, sau đó lại bị trôi đi. Tiếp nữa là ý thức của con người. Nhiều khi người ta không nghĩ hành vi của mình là bất cẩn, dẫn đến hậu quả. Vì thế, chủ nhà hay người thuê trọ đều cần hết sức cẩn trọng với hành vi của mình. Theo thống kê, nhiều vụ cháy xảy ra do hành vi chủ quan, tắc trách.

Đặc biệt, khi phát triển nhà ở xã hội, cần quan tâm hơn đến phân khúc diện cho thuê. Hiện loại hình này đã được nhiều ưu đãi, nhưng giá vẫn khá cao so với thu nhập của người lao động có thu nhập trung bình và thấp. Như ở Hải Dương, giá nhà ở xã hội dao động khoảng 11-14 triệu/m2. Với căn khoảng 50m2, người lao động phải bỏ ra số tiền tương đối lớn, vượt khả năng chi trả, vì mức lương chỉ đủ sống, không có tích lũy hoặc tích lũy không đáng kể. Nguyện vọng của rất đông người lao động ở đô thị mong được sở hữu một căn nhà ở xã hội nhưng dưới dạng cho thuê trả tiền hằng tháng chứ không phải mua luôn. Khi ở những nơi như này, chắc chắn hạ tầng và các điều kiện phòng cháy chữa cháy sẽ đảm bảo hơn, an toàn hơn.

Quốc hội chia buồn

Khi vụ hoả hoạn tại phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy xảy ra, ngày 24/5, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân. Đồng thời đề nghị Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội và các lực lượng chỉ đạo nhanh chóng khắc phục hậu quả, dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương, kịp thời giúp đỡ gia đình người bị nạn sớm ổn định tình hình, bảo đảm cuộc sống.

Chính phủ, các cơ quan hữu quan, các lực lượng chỉ đạo tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong cả nước; hướng dẫn và thông tin tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời, không để xảy ra cháy nổ.

Có thể bạn quan tâm

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.