Ra mắt sách khám phá sự sống hình thành trên Trái đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuốn sách "Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của tớ - Đại lục Gondwana" tái hiện một thời kì lịch sử quan trọng của trái đất khi sự sống bắt đầu nở rộ.
 

Các em nhỏ đóng hoạt cảnh lý giải về sự xuất hiện sự sống trên trái đất.
Các em nhỏ đóng hoạt cảnh lý giải về sự xuất hiện sự sống trên trái đất.


Cuốn sách "Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của tớ-Đại lục Gondwana" tái hiện một thời kỳ lịch sử quan trọng của trái đất khi sự sống bắt đầu nở rộ, với những tạo vật đấu tiên xuất hiện: khủng long, chim chóc, muông thú...

Cuốn sách như một bảo tàng thu nhỏ, trưng bày những hình ảnh khởi nguyên của sự sống trong sự biến đổi không ngừng. Tiến trình phát triển của lịch sử Trái Đất, sự bùng nổ đa dạng sinh học, sự xuất hiện của động vật chân khớp, động vật xương sống, khủng long, các loài bò sát, những cuộc tuyệt chủng hàng loạt... và nhiều thông tin khoa học khác được trình bày súc tích, giàu sức gợi. Với gần 100 trang sách, được minh họa bởi hình ảnh 3D, bộ sách "Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của tớ-Đại lục Gondwana" đã góp phần đánh thức lòng ham thích khám phá và tìm hiểu khoa học của các em nhỏ.

Tiến sĩ Vũ Văn Liên-Phó Giám đốc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam cho biết: "Qua cuốn sách này, độc giả trẻ biết được nguồn gốc của các loài, tại sao lại sinh ra các loài, thậm chí là con người, tại sao có con người? con người được sinh ra từ đâu?... Cuốn sách giúp các em hiểu được nguồn gốc sự sống được hình thành, tiến hóa và phong phú như ngày nay. Nó là kết quả của quá trình tiến hóa hàng tỉ năm trên trái đất. Tôi nghĩ có nhiều hình thức để lôi kéo các em tìm hiểu, đam mê khám phá tự nhiên mà chương trình hôm nay rất có ý nghĩa. Qua đó cũng thấy được vai trò, trách nhiệm của con người trong việc gìn giữ thế giới sinh vật ngày nay".

Bên cạnh đó, tại Trung tâm Văn hóa Pháp đang diễn ra triển lãm "Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của tớ", trưng bày 35 hình ảnh minh họa trong cuốn sách để bạn đọc nhỏ thưởng ngoạn những vẻ đẹp của tự nhiên và yêu quý hơn sự sống trên hành tinh này.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).