Ra mắt cuốn sách 'Tầm nhìn chiến lược và ý chí vươn lên của dân tộc'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuốn sách dày 560 trang, tập hợp ba bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác chuẩn bị, tổ chức, tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng...
 

Các chiến sỹ Vùng 2 Hải quân trang trí, tuyên truyền, cổ động bằng panô về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Các chiến sỹ Vùng 2 Hải quân trang trí, tuyên truyền, cổ động bằng panô về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)


Tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhân dịp đất nước bước vào năm mới 2021, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Báo Nhân Dân phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Tầm nhìn chiến lược và ý chí vươn lên của dân tộc."

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội dự lễ.

Cuốn sách dày 560 trang, tập hợp ba bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác chuẩn bị, tổ chức, tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng, cung cấp quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và cách nhìn mới sâu sắc, đầy tâm huyết của người đứng đầu Đảng, Nhà nước.

Cuốn sách cũng chọn lọc một số bài viết, ý kiến của các nhà nghiên cứu khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý, của bạn đọc trên cả nước phân tích, làm rõ cũng như  bày tỏ sự đồng tình, đánh giá cao nội dung, giá trị tư tưởng ba bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đã được đăng tải trên Báo Nhân Dân và các phương tiện thông tin đại chúng.

Những vấn đề Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tập trung phân tích, gợi mở, trọng tâm là việc chuẩn bị văn kiện đại hội và công tác nhân sự thật sự trở thành "cẩm nang" đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, nhất là những người trực tiếp tham mưu, giúp cấp ủy chuẩn bị, tổ chức đại hội.

Các bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước không chỉ có giá trị đối với công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội, còn thể hiện một tầm nhìn chiến lược; một phương pháp tư duy khoa học, biện chứng và lịch sử; một cách nhìn, đánh giá mới trước mỗi vấn đề của Đảng, của đất nước và cuộc sống hằng ngày trước mỗi giai đoạn phát triển mới.

Mỗi nội dung, mỗi cách đặt vấn đề của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước như một lời nhắn nhủ từ đáy lòng của một nhà lãnh đạo có tâm, có tầm, có lối sống giản dị, hết mình vì Đảng, vì lợi ích của dân tộc, gần gũi nhân dân, được nhân dân quý mến, tin yêu. Chính những điều ấy như một lẽ tự nhiên đã thôi thúc bạn đọc bày tỏ tình cảm, nhận thức sâu sắc hơn những điều Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi gắm và có thêm bản lĩnh, niềm tin, ý thức, trách nhiệm trước mọi công việc của Đảng, của đất nước, nhân dân. Các bài viết chia sẻ của bạn đọc như góp thêm một tiếng nói đồng thuận làm cho thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lan tỏa rộng hơn, sâu hơn, đến với các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân.

Trong đó rõ nhất là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, với từng lĩnh vực, từng ngành; là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức và cán bộ; về đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững kinh tế, chính trị, văn hóa... khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới phát triển nhanh, bền vững đất nước...

Cuốn sách “Tầm nhìn chiến lược và ý chí vươn lên của dân tộc” là tài liệu quý, không chỉ đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trong công tác chuẩn bị tổ chức, tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội XIII của Đảng, còn giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân tìm hiểu sâu hơn về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cũng như của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và vận dụng trong công tác, nhất là trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Cũng tại buổi lễ, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã trao cuốn sách "Tầm nhìn chiến lược và ý chí vươn lên của dân tộc" tặng các thư viện lớn nhằm góp phần lan tỏa sâu, rộng hơn quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và cách nhìn mới sâu sắc, đầy tâm huyết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Theo Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.