Quy tắc 'ít - nhiều' trong ăn uống để sống thọ, bạn đã biết chưa?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh để sống thọ - Ảnh: Interner
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh để sống thọ - Ảnh: Interner
Ghi nhớ những quy tắc đơn giản dưới đây để cơ thể luôn khỏe mạnh.
1. Ăn ít thịt - nhiều rau
Thịt động vật chứa nhiều mỡ, đạm, cholesterol… là những chất khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành axit, gây hại cho tế bào. Trong khi đó, rau củ quả lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể hơn như vitamin, khoáng chất… giúp kiềm hoá và ngăn ngừa tình trạng lão hoá.
2. Ăn ít đường - nhiều trái cây
Đường được liệt vào danh sách đen những thực phẩm khiến cơ thể nặng nề, nhanh già. Đường khi vào cơ thể, nếu không được sử dụng hết sẽ tích tụ thành mỡ, gây rối loạn đường huyết dẫn đến tiểu đường.
Trái cây lại cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ. Chất xơ tuy không có chức năng dinh dưỡng nhưng lại hỗ trợ quá trình tiêu hoá, phòng chống bệnh táo bón, khiến các chất độc và cholesterol thừa trong cơ thể được bài tiết dễ dàng hơn.
3. Ăn mặn ít - chua nhiều
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối tương quan giữa việc tiêu thụ nhiều muối với bệnh cao huyết áp ở người già. Khi cơ thể hấp thụ lượng muối quá mức bình thường sẽ làm tăng áp lực của máu lên thành động mạch.
Vì vậy, dùng quá nhiều muối đồng nghĩa với nguy cơ tăng huyết áp. Người bị cao huyết áp cũng có nhiều nguy cơ đột quỵ hay những vấn đề liên quan tới bệnh tim mạch.
Đồng thời, khi cơ thể chứa lượng muối quá cao sẽ làm gia tăng áp lực lên thận, từ đó khiến bạn dễ bị sỏi thận.
Ăn nhiều chất chua sẽ khiến bạn giảm cân nhanh, hỗ trợ hệ tiêu hoá làm việc tốt. Tuy nhiên, cần thận trọng nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về axit dạ dày.
4. Ăn ít - nhai nhiều
No hay không không phụ thuộc vào khối lượng thức ăn mà là ở cách ăn. Nên ăn ít và chia thành nhiều bữa trong ngày, đừng để cơ thể quá đói hay quá no đều có hại cho dạ dày.
Khi ăn cần từ tốn, ăn chậm, nhai kĩ, vừa thưởng thức hương vị món ăn, vừa để cơ thể hấp thụ từ từ chất dinh dưỡng. Đặc biệt không được vừa ăn vừa làm những công việc khác để não bộ chỉ tập trung vào việc tiêu hoá thức ăn, gia tăng hiệu quả hấp thụ.
5. Ăn nhiều nước – ít dầu
Thời tiết mùa hè nắng nóng khiến cơ thể sẽ dễ dàng mất độ ẩm hơn vì thế cần chú ý bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể nếu không sẽ dễ rơi vào tình trạng mất nước và gặp các triệu chứng đau đầu, táo bón do thiếu nước. Mỗi sáng uống nước ấm pha chút mật ong cũng sẽ giúp làm sạch ruột và giải độc.
Bạn cũng nên hạn chế ăn các đồ chiên nhiều dầu mỡ bởi có thể làm tăng nguy cơ béo phì, mà béo phì là một trong những yếu tố làm tăng khả năng mắc các bệnh như đái tháo đường, ung thư, xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp.
Theo Thu Thủy (Motthegioi.vn)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.