Quy định 15m2/người để đăng kí thường trú: Làm khó công nhân lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Với mục tiêu hạn chế sự gia tăng dân số cơ học ở nội thành thông qua việc thi hành chính sách, Hà Nội dự kiến quy định diện tích tối thiểu để người dân đủ điều kiện đăng kí thường trú ở nội thành là 15m2 sàn/người và ngoại thành là 8m2 sàn/người. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu áp dụng quy định này, công nhân, người lao động phải đi thuê nhà diện tích lớn hơn đồng nghĩa với giá nhà cao, thêm gây áp lực…
Quy định thuê nhà tối thiểu từ 8-15 m2 sàn/người mới được đăng kí thường trú - không phù hợp với điều kiện của công nhân nhập cư. Ảnh: Bảo Hân

Quy định thuê nhà tối thiểu từ 8-15 m2 sàn/người mới được đăng kí thường trú - không phù hợp với điều kiện của công nhân nhập cư. Ảnh: Bảo Hân

Giảm diện tích sàn/người

Theo dự kiến, tại Kì họp thứ 12 tới đây (tháng 7.2023), HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét, thông qua Tờ trình số 255 về việc ban hành Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng kí thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn thành phố. Cụ thể, khi đăng kí thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại Hà Nội, diện tích nhà phải đảm bảo: Đối với khu vực ngoại thành là 8 m2/sàn/người; đối với khu vực nội thành là 15 m2/sàn/người.

Trên thực tế, nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì con của những người đi thuê trọ khó có cơ hội để đi học đúng tuyến. Việc không được đăng kí thường trú sẽ dẫn đến một số bất cập, đặc biệt là các thủ tục hành chính của người dân như khai sinh cho con, đăng kí kết hôn, đăng kí khai tử, cấp căn cước công dân...

Ghi nhận thực tế của PV Lao Động tại một số khu vực ở huyện ngoại thành như Đông Anh, Mê Linh (Hà Nội) cho thấy, nếu áp dụng quy định trên thì làm khó người đi thuê trọ.

Làm việc ở Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) gần 6 năm nhưng gia đình nữ công nhân Lương Thị Hồng (sinh năm 1987, quê ở Phú Thọ) chuyển trọ đến 3 lần. Khi chưa kết hôn, chị Hồng ở trong căn trọ vỏn vẹn 15 m2. Khi lập gia đình, có 2 con nhỏ, vợ chồng chị thuê phòng trọ 25 m2 với giá 600.000 đồng/tháng. Phòng trọ chị đang ở có giá thuê tương đối rẻ so với mặt bằng chung nên phòng cũng xuống cấp. Từ khi về đây sinh sống, chồng chị Hồng đã nhiều lần phải tu sửa, trát tường bằng ximăng và quét vôi.

Còn chị Hà Thị Trang có 6 năm làm công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long. Gia đình 5 người gồm 2 vợ chồng, 2 con, mẹ ruột sống chen chúc trong căn phòng trọ chỉ 15 m2. “Tôi thuê phòng giá 900.000 đồng/tháng chưa bao gồm điện nước. Nếu muốn phòng rộng rãi hơn, tôi phải bỏ ra số tiền gấp đôi. Khi cả hai vợ chồng tôi đều giảm thu nhập do không được tăng ca, chúng tôi chỉ còn cách thắt lưng buộc bụng” - nữ công nhân này nói.

Với đề xuất trên, chị Trang cho rằng, rất nhiều gia đình công nhân từ 2-3 người trở lên đang thuê trọ diện tích dưới 15 m2.

Thêm gánh nặng cho người lao động

PGS Bùi Thị An (nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII) cho rằng, khó để khẳng định sau khi được thông qua, Nghị quyết quy định diện tích tối thiểu đăng kí thường trú sẽ đảm bảo được mật độ dân số thấp đi trong nội thành. Đây chỉ là một điều kiện cần và Hà Nội cần có lộ trình nhất định để thực thi.

Theo luật sư Nguyễn Doãn Hùng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), cần làm rõ căn cứ, cơ sở đưa ra diện tích tối thiểu. Đánh giá được tác động của quy định dựa trên thu nhập lao động, tỉ lệ thuê trọ diện tích nhỏ trên địa bàn hiện nay, đặc biệt là những gia đình lao động phổ thông, thu nhập thấp đang có con đi học. Từ đó đưa ra quy định phù hợp, sát với thực tiễn. Nếu áp dụng cứng nhắc, máy móc sẽ phát sinh tác động ngược.

Ông Nguyễn Thế Điệp - Ủy viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - cho rằng, quy định diện tích nhà ở tối thiểu khi giải quyết đăng kí thường trú nếu được thông qua có thể khó kiểm soát, phần nào gây tranh cãi trong xã hội. “Với diện tích thuê phải đáp ứng 15 m2/người chắc chắn số tiền thuê phải lớn và thậm chí đắt, là thêm gây áp lực, thêm gánh nặng cho người lao động” - ông Điệp nhấn mạnh.

Link bài gốc: https://laodong.vn/cong-doan/quy-dinh-15m2nguoi-de-dang-ki-thuong-tru-lam-kho-cong-nhan-lao-dong-1211877.ldo

Có thể bạn quan tâm

Tiếp tục tổng kiểm tra về công tác phòng cháy, chữa cháy, nhất là đối với chung cư, nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng

Tiếp tục tổng kiểm tra về công tác phòng cháy, chữa cháy, nhất là đối với chung cư, nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng

(GLO)- Là nội dung của Thông báo số 475/TB-VPCP do Văn phòng Chính phủ ban hành về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.

Nghịch lý nhà ở xã hội

Nghịch lý nhà ở xã hội

Ở nhiều nơi, nhà ở xã hội vẫn có sự lệch pha cung - cầu. Vừa qua tại một số địa phương không phải đô thị lớn, số lượng đăng ký rất ít, không phải nhu cầu không bức thiết, mà điều kiện người thu nhập thấp không đủ để mua nhà ở xã hội trên mặt bằng chung.
Gia Lai: Bức xúc vì những trại heo gây ô nhiễm môi trường

Gia Lai: Bức xúc vì những trại heo gây ô nhiễm môi trường

(GLO)- Những năm gần đây, Gia Lai đã thu hút hàng trăm dự án chăn nuôi. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động, nhiều dự án đã phát sinh ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Thực tế này đòi hỏi ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần triển khai đồng bộ các giải pháp căn cơ.
Thực hiện Bộ Chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh từ ngày 15-12

Thực hiện Bộ Chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh từ ngày 15-12

(GLO)- Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 10/2023/TT-BKHĐT quy định Bộ Chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh. Theo đó, Bộ chỉ tiêu này là cơ sở giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cả nước.
Ùn ứ rác thải tại các chợ vùng ven Pleiku

Ùn ứ rác thải tại các chợ vùng ven Pleiku

(GLO)- Những năm qua, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng chợ dân sinh ở các xã vùng ven nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của người dân. Tuy nhiên, một số chợ đang xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường khi chưa kịp thời thu gom rác thải.
Quy hoạch TP. Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế-xã hội lớn cả nước và khu vực Đông Nam Á

Quy hoạch TP. Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế-xã hội lớn cả nước và khu vực Đông Nam Á

(GLO)- Xây dựng TP. Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế-xã hội lớn cả nước và khu vực Đông Nam Á. Tầm nhìn đến năm 2050, TP. Đà Nẵng là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ.

Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm phát triển khoa học, công nghệ, du lịch, văn hóa của vùng Tây Nguyên

Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm phát triển khoa học, công nghệ, du lịch, văn hóa của vùng Tây Nguyên

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị quyết Điều chỉnh nhiệm vụ xây dựng, phát triển thành phố Buôn Ma Thuột tầm nhìn đến 2045. Cụ thể, điều chỉnh nhiệm vụ thứ 6, phần II "xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trọng điểm phát triển khoa học, công nghệ, du lịch, văn hóa của vùng Tây Nguyên" thành “Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm phát triển khoa học, công nghệ, du lịch, văn hóa của vùng Tây Nguyên”.
Có tội với dòng sông!

Có tội với dòng sông!

'Để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên sông Sa Lung thời gian dài mà vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân, không xử lý triệt để gây bức xúc trong nhân dân là trách nhiệm quản lý nhà nước của các ngành chức năng liên quan', Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng nói.
An cư lạc nghiệp với chung cư

An cư lạc nghiệp với chung cư

Chỉ khi việc thi hành pháp luật được tiến hành nghiêm túc và thông suốt thì người dân mới thực sự 'an cư lạc nghiệp' với chung cư - mô hình nhà ở hiện đại và là tất yếu trong bối cảnh đất chật người đông.