Quảng Nam: Phục dựng mô hình Dinh trấn Thanh Chiêm xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn 415 năm đi qua, Dinh trấn vang bóng một thời nay bị vùi sâu dưới lòng đất chỉ còn sót lại một số dấu tích.

Văn bia Làng Thanh Chiêm nằm trong Cụm di tích lịch sử Quốc gia Dinh Trấn Thanh Chiêm
Văn bia Làng Thanh Chiêm nằm trong Cụm di tích lịch sử Quốc gia Dinh Trấn Thanh Chiêm


Mới đây, di tích “Dinh trấn Thanh Chiêm” ở xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích cấp quốc gia. Dinh trấn này  được xem là kinh đô thứ hai, là trung tâm chính trị-quân sự-kinh tế và văn hóa xứ đàng Trong, sau Phú Xuân của Chúa Nguyễn. Hơn 415 năm đi qua, Dinh trấn vang bóng một thời này trở thành phế tích. Tỉnh Quảng Nam đang triển khai kế hoạch phục dựng mô hình của Dinh trấn Thanh Chiêm, trở thành một điểm tham quan du lịch.

Dinh trấn Thanh Chiêm còn có tên gọi khác là Dinh trấn Quảng Nam, Dinh Chiêm, Dinh Chàm... được chúa Tiên Nguyễn Hoàng cho dựng vào năm 1602 và giao cho các Hoàng tử trấn giữ. Dinh trấn Thanh Chiêm mở đầu cho sự phát triển thịnh vượng của Xứ Đàng Trong; được xem là kinh đô thứ hai, là trung tâm chính trị-quân sự-kinh tế  và văn hóa sau Phú Xuân của Chúa Nguyễn.

 

Đình làng Thanh Chiêm nằm trong quần thể Di tích lịch sử quốc gia Dinh trấn Thanh Chiêm.
Đình làng Thanh Chiêm nằm trong quần thể Di tích lịch sử quốc gia Dinh trấn Thanh Chiêm.


Dinh trấn này được nhiều nhà khoa học khẳng định là cái nôi để các nhà truyền giáo phương Tây đến nghiên cứu, sáng tạo và hình thành chữ Quốc ngữ sớm nhất ở nước ta. Hơn 415 năm đi qua, Dinh trấn vang bóng một thời nay bị vùi sâu dưới lòng đất chỉ còn sót lại một số dấu tích như: Chùa Long Hưng, Đình làng Thanh Chiêm...

Vừa qua, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp với UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch một không gian trong khu vực được ghi nhận là Dinh trấn xưa khoảng 12.000 m2 để bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích Dinh trấn Thanh Chiêm. Dự kiến, tại đây sẽ tái hiện không gian khu vực Hành Cung Dinh trấn xưa, khu trưng bày hiện vật, tư liệu, bia ghi dấu Dinh trấn Thanh Chiêm và biểu tượng chữ Quốc ngữ góp phần khẳng định vị trí Dinh trấn Thanh Chiêm trong hành trình phát triển xứ Đàng Trong. Ngoài ra, trong khu vực Thanh Chiêm còn 10 dấu tích Dinh trấn xưa đã được đánh dấu khoanh vùng tọa độ theo bản đồ hiện trạng để đưa vào bảo vệ, trùng tu.

Ông Hồ Xuân Tịnh- Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết: "Đối với một phế tích khảo cổ học, việc bảo tồn rất khó khăn, bởi vì trên mặt đất không còn gì cả. Muốn  phục dựng hay tái hiện thì phải dựa trên tư liệu đã có. Trước mắt sẽ dựng bia ghi dấu Dinh trấn Thanh Chiêm, nhà trưng bày Dinh trấn và chữ quốc ngữ. Công trình thứ 2 chúng tôi nghĩ cũng nên xây dựng, đó là tượng đài tôn vinh chữ Quốc ngữ, trong đó có cả những giáo sỹ phương Tây, kể cả người Việt Nam đã đóng góp công sức vào việc hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ cho đến ngày nay".

 

Bức Hành cung Dinh trấn Thanh Chiêm được trưng bày tại Đình làng Thanh Chiêm (Trích từ họa đồ toàn cảnh của thương gia Nhật Bản vẽ sau năm 1602, hiện đang lưu giữ tại Chùa JYOMY OJI thành phố NAYOYA Nhật Bản).
Bức Hành cung Dinh trấn Thanh Chiêm được trưng bày tại Đình làng Thanh Chiêm (Trích từ họa đồ toàn cảnh của thương gia Nhật Bản vẽ sau năm 1602, hiện đang lưu giữ tại Chùa JYOMY OJI thành phố NAYOYA Nhật Bản).


Ông Nguyễn Xuân Hà-Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND thị xã Điện Bàn và Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp xây dựng Di tích Dinh trấn Thanh Chiêm trở thành điểm dừng chân mới của du khách.

Ông Hà nói: "Hiện bây giờ, các di tích còn lại của Dinh trấn Thanh Chiêm là dạng phế tích, chỉ còn lại một vài điểm còn dấu vết. Thị xã Điện Bàn cũng đã khoanh vùng bảo vệ. Riêng khu tập trung sẽ phục dựng lại mô hình của Dinh trấn ngày xưa, sẽ phát huy một số di tích còn lại để biến nơi đây thành điểm dừng chân cho khách tham quan để khách có thể tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Dinh trấn Thanh Chiêm".

Theo VOV

 

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.