Quan tâm giải quyết chế độ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) là 1 trong 5 loại hình bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc được quy định trong Luật BHXH. Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN không chỉ bù đắp một phần thu nhập cho người lao động mà còn là “bà đỡ” của doanh nghiệp.

Anh Nguyễn Hữu Chinh (SN 1987, trú tại 104 Tôn Thất Thuyết, TP. Pleiku) là nhân viên Điện lực Mang Yang (thuộc Công ty Điện lực Gia Lai). Ngày 13-9-2022, trên đường đi từ cơ quan đến công trình, anh Chinh bị một chiếc xe ô tô bán tải đâm phải. Vụ tai nạn khiến anh bị chấn thương sọ não. “Sau khi xảy ra tai nạn, cơ quan cho tôi nghỉ 3 tháng để điều trị và phục hồi. Tuy nhiên, do tai nạn để lại di chứng nặng nên tôi làm đơn xin nghỉ việc”-anh Chinh kể.

Việc quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ảnh: Đ.Y

Việc quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ảnh: Đ.Y

Với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật lên đến 37%, anh Chinh được hưởng trợ cấp bảo hiểm TNLĐ-BNN hàng tháng với mức bằng 30% lương cơ sở. Từ tháng 5-2023 đến nay, anh đều nhận được số tiền trợ cấp 931.000 đồng/tháng. Dù số tiền không lớn nhưng cũng giúp anh vượt qua giai đoạn khó khăn.

Bên cạnh phương thức chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng, loại hình bảo hiểm này còn giải quyết hưởng trợ cấp 1 lần đối với lao động bị TNLĐ-BNN suy giảm khả năng lao động dưới 31%. Ông Trần Văn Thản (SN 1971, trú tại tổ 11, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là công nhân Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai. Ngày 6-8-2022, ông Thản bị gãy chân phải khi đang cưa cây xanh. Ngay sau khi xảy ra tai nạn, ông được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Sau đó, Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tiến hành điều tra và giám định y khoa để xác định tỷ lệ thương tật. Kết quả giám định cho thấy, ông Thản bị suy giảm khả năng lao động với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 25%. Nhờ tham gia BHXH tại doanh nghiệp, ông Thản được bảo hiểm TNLĐ-BNN chi trả chế độ 1 lần. “Tháng 1-2023, tôi được BHXH chi trả hơn 54 triệu đồng, tương đương với khoảng 4-5 tháng lương. Trong hơn 3 tháng nghỉ việc ở nhà điều trị, số tiền này đã giúp tôi rất nhiều. Tôi thấy rất may mắn vì đã tham gia BHXH”-ông Thản tâm sự.

Trao đổi với P.V, bà Trần Thị Hồng Hạnh-Phó Giám đốc BHXH tỉnh-cho biết: Những năm qua, công tác chi trả chế độ TNLĐ-BNN được thực hiện kịp thời, đúng theo quy định của pháp luật. Hiện nay, BHXH thực hiện đa dạng các hình thức chi trả, qua đó việc nhận trợ cấp TNLĐ-BNN của người lao động rất thuận lợi, dễ dàng.

Quan tâm chế độ quyền lợi cho người lao động là trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động. Ảnh: Đinh Yến

Quan tâm chế độ quyền lợi cho người lao động là trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động. Ảnh: Đinh Yến

Tuy nhiên, trước đây, Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN nằm trong Luật BHXH, chỉ thực hiện chế độ trợ cấp sau khi người lao động đã điều trị ổn định thương tật. Vì vậy, một số doanh nghiệp né tránh thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động tham gia Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN. Về vấn đề này, ông Trần Thanh Hải-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: Khắc phục điều này, Sở phối hợp với BHXH tỉnh tăng cường tuyên truyền đến các đơn vị sử dụng lao động về ý nghĩa nhân văn khi tham gia Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN. Cùng với đó, chế độ bảo hiểm TNLĐ-BNN được chuyển từ Luật BHXH sang Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2016). Vì thế, việc giải quyết chế độ trợ cấp TNLĐ-BNN đối với người lao động càng chính xác và kịp thời.

Cũng theo ông Hải, hiện nay, một số đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động chậm khai báo, dẫn đến việc thanh tra, lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ-BNN chưa kịp thời. Đến khi người lao động khiếu nại thì các đơn vị liên quan mới giải quyết hồ sơ.

“Theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động, những người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều được tham gia bảo hiểm TNLĐ-BNN. Nếu không đóng BHXH, chẳng may người lao động bị TNLĐ-BNN thì người sử dụng lao động phải chi trả toàn bộ các chế độ trợ cấp hàng tháng, 1 lần, trợ cấp phục vụ cho người lao động thay cho cơ quan BHXH. Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN không chỉ bù đắp một phần thu nhập cho người lao động mà còn là “bà đỡ” cho doanh nghiệp khi công nhân không may bị TNLĐ-BNN”-ông Hải nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm

Đức Cơ tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm

(GLO)- Ngày 27 và 28-11, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Đức Cơ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai và các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm tại 2 xã Ia Din và Ia Dom.
Gia Lai: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả

Gia Lai: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả

(GLO)- Thị trường lao động đóng vai trò quan trọng trong việc huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Những năm qua, việc phát triển thị trường lao động của tỉnh Gia Lai luôn hướng đến sự linh hoạt, đồng bộ, hiện đại và mang tính bền vững.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ cuối: Cần sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và doanh nghiệp

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ cuối: Cần sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và doanh nghiệp

(GLO)- Để đẩy mạnh hơn nữa công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài rất cần sự chung tay đồng hành của chính quyền và các doanh nghiệp trong tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm. Đặc biệt là giúp NLĐ hiểu rõ các chính sách, tìm cơ hội phù hợp với năng lực cũng như nhận biết dấu hiệu bị lôi kéo, dụ dỗ đi lao động ở nước ngoài trái pháp luật.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 3: Còn nhiều khó khăn, bất cập

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 3: Còn nhiều khó khăn, bất cập

(GLO)- Mặc dù số lượng người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày càng tăng, song chủ yếu là lao động phổ thông ở các thị trường có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, một số cơ chế hỗ trợ chưa phù hợp với các đối tượng có nhu cầu xuất khẩu lao động (XKLĐ). Thiếu vốn, thiếu thông tin và kiến thức, hạn chế về tay nghề cũng là rào cản khiến công tác XKLĐ gặp không ít khó khăn.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 2: Nhiều chính sách hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 2: Nhiều chính sách hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài

(GLO)- Nhằm thúc đẩy công tác đưa người lao động (NLĐ) làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các ngành và địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phù hợp. Trong đó, vay vốn, đào tạo nghề, giáo dục định hướng và hỗ trợ khởi nghiệp sau khi về nước là động lực để ngày càng có nhiều NLĐ đăng ký làm việc tại nước ngoài.