Thắp nén nhang lòng: Bí ẩn tâm linh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong hành trình tìm hài cốt liệt sĩ, người trong cuộc kể lại nhiều câu chuyện mà dùng tư duy khoa học không thể nào lý giải được.  
 
Đào hài cốt liệt sĩ sau khi liệt sĩ báo mộng tại Quảng Trị ẢNH CHỤP LẠI TƯ LIỆU
Đào hài cốt liệt sĩ sau khi liệt sĩ báo mộng tại Quảng Trị ẢNH CHỤP LẠI TƯ LIỆU

Những người trong các đơn vị tìm hài cốt liệt sĩ (HCLS) gần như tuyệt đối không tin vào ngoại cảm. Song, họ không ngần ngại kể những câu chuyện tâm linh từng chứng kiến trong quá trình tìm HCLS.

Hài cốt trên đất Lào mách bảo
Anh hùng LLVT nhân dân Trần Hữu Lưu (ngụ Vĩnh Linh, Quảng Trị) có hơn 15 năm tìm HCLS trên đất Lào. Ông Lưu bảo “ngoại cảm là láo”, nhưng khi nhắc đến chuyện linh thiêng của LS thì ông nghiêm trang hẳn: “Có những HCLS được tìm thấy nhờ mách bảo đó”.
Vị anh hùng nhớ như in đợt đi tìm HCLS tại bản Năng Le (H.Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, Lào). Hôm đó, Đội quy tập 584, thuộc Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị, do ông làm trưởng đoàn. Băng rừng lội suối quá mệt, nên vừa vượt qua sông Sê Pôn đoàn dừng lại nghỉ. Anh Bun Khốt (người Lào) dẫn đoàn, chợp mắt dưới gốc cây sung được một lúc bỗng choàng tỉnh, quay sang nói với đại tá Lưu: “Dưới gốc cây tôi nằm có bộ đội đấy, anh ấy bảo: “Sao các anh đi tìm LS mà không đưa tôi về với?”. “Lúc đó tôi không tin vì dưới cây sung to như rứa, ai chôn chiến sĩ. Tôi nghĩ chắc Bun Khốt ám ảnh mơ hoang thôi”, ông Lưu tâm sự. Nhưng Bun Khốt khăng khăng: “Tôi nghe anh bộ đội Việt Nam cầu xin thật mà”. Lần khần một hồi, đại tá Lưu lệnh cho các chiến sĩ khỏe nhất đào thử. Trong thâm tâm ông vẫn không tin. Nhưng, đào một lúc, mọi người phát hiện một bộ HCLS còn nguyên vẹn bên dưới lớp tăng.
Hồn “dỏm”
Gần đây, ông Nguyễn Sĩ Hồ (người chụp hơn 600.000 ảnh mộ LS, thu thập hơn 200.000 hồ sơ LS) thường xuyên trả lời những cuộc điện thoại ngoài ý muốn. Ông kể: Số là hiện nay một bà ở Nghệ An có "Trung tâm gọi hồn", chủ yếu gọi “hồn” các LS. Sau khi được “hồn” LS nhập vào hướng dẫn nơi chôn cất mình hoặc vị trí mộ mình tại nghĩa trang LS, thân nhân các LS điện thoại nhờ tôi xác minh các thông tin do “hồn” cung cấp. Tuy nhiên, nhờ tôi biết rất rõ thông tin mộ LS có tại các nghĩa trang nên dám khẳng định nhiều “hồn” chỉ sai bét. Tôi luôn tự dặn mình phải bình tĩnh khi phải trả lời những cuộc điện thoại như thế. Nếu nói rằng, đừng tin vào việc gọi hồn thì sợ gia đình LS bị sốc, còn nếu ừ cho qua chuyện thì mình là người nói dối, thành ra có lỗi với anh linh người đã khuất.
Cũng trên sông Sê Pôn, ô tô chở đoàn trong đợt khác cũng bị LS “giữ lại”. Hôm đó vừa chập choạng tối. Xe đang lăn bánh ngon trớn sắp sang đến bờ thì tự nhiên bánh xe mắc kẹt lại. Xe tải gaz 66 hai cầu về số, lên hết ga không qua được một gờ đất thấp. Không còn cách nào khác là mang cuốc xẻng san gờ đất. Vừa cuốc những nhát đầu tiên đã lộ ra tăng trang bị cho bộ đội. Lúc đó, đại tá Lưu hô to: “Chắc có hài cốt đồng chí mình rồi. Cẩn thận đào”. Đúng như vậy, chỉ thêm vài nhát cuốc nữa, một bộ hài cốt nằm dưới lòng sông đã lộ ra. “Có lẽ trước đây chỗ này là bờ nên khi chiến sĩ hy sinh được chôn ở đó. Nhưng sau này dòng sông xâm thực càng sâu, khiến thi thể của LS nằm ngay dưới sông”, ông Lưu lý giải.
HCLS tại xã Nậm Ngặt (H.Mường Mộc, tỉnh Xiêng Khoảng, Lào) cũng mang yếu tố tâm linh. “Người dân Lào báo ở vùng này có HCLS, nhưng anh em đào hết buổi sáng không có kết quả. Trước lúc ra về, mọi người còn ngồi nghỉ chân thì mũi trưởng Vi Văn Cường cứ bần thần đi qua đi lại. Bất chợt anh tìm được miếng tôn, rồi đào sâu thêm khu vực này và tìm thấy 14 HCLS”, ông Lưu kể.
 
Gia đình tìm được mộ LS Lê Văn Huỳnh (ảnh) nhờ lá thư tiên tri gửi về gia đình có đoạn nói về nơi chôn cất anh ẢNH: QUANG VIÊN CHỤP LẠI
Gia đình tìm được mộ LS Lê Văn Huỳnh (ảnh) nhờ lá thư tiên tri gửi về gia đình có đoạn nói về nơi chôn cất anh ẢNH: QUANG VIÊN CHỤP LẠI
Liệt sĩ Quảng Trị “nhập hồn, báo mộng”
Đại tá Nguyễn Thanh Bình (ngụ Quảng Trị) đã tìm kiếm hơn trăm HCLS, trong đó có một số LS tìm được nhờ họ “nhập hồn, báo mộng”. Người cựu chiến binh thành cổ giọng đầy cảm xúc: “Kỳ lạ lắm, tui không tin nhà ngoại cảm nào hết, nhưng chính LS nhập hồn, báo nơi có mộ mình thiệt đó”. Ông cho biết về trường hợp LS Phạm Bá Cá, bố của chị Phạm Thị Huyền hiện ở Cẩm Sơn (H.Cẩm Phả, Quảng Ninh). Liên hệ, chị Huyền tiếp lời ngay.
Theo chị Huyền, năm bố 24 tuổi xung phong đi bộ đội, thuộc Sư đoàn 304. Chưa đầy một năm sau ngày nhập ngũ, giấy báo tử gửi về, ông hy sinh ngày 22.6.1972 tại Quảng Trị. Khi ấy, Huyền mới 11 tháng tuổi. Lớn lên, cô tâm niệm phải tìm bằng được hài cốt của bố đưa về quê hương, nhưng lặn lội khắp các nghĩa trang ở Quảng Trị vẫn không tìm thấy. Bỗng một ngày LS Cá “thông qua” chị Phạm Thị Thương, con của bác ruột chị Huyền, chỉ đường đi tìm ông. “Mình theo đạo Công giáo nên không tin chuyện vong nhập, nhưng vì khát khao được tìm bố nên cùng chị Thương và bốn thành viên khác lên đường vào Quảng Trị”, chị Huyền bày tỏ. Thật kỳ lạ, đúng theo chỉ dẫn, HCLS bố chị Huyền được tìm thấy tại vườn nhà ông Bồng (thôn Như Sơn, xã Hải Sơn, H.Hải Lăng)...
 
Di ảnh liệt sĩ Cá ẢNH: GIA ĐÌNH CUNG CẤP
Di ảnh liệt sĩ Cá ẢNH: GIA ĐÌNH CUNG CẤP
Đại tá Nguyễn Thanh Bình hé lộ thêm đã tìm được HCLS Lê Thanh Việt sau khi được ông Việt báo mộng chỉ rõ địa chỉ. “Trong cơn mơ, tôi thấy đồng chí Việt nói Bình ơi đưa tau về nghĩa trang đi. Tau đang nằm ở tiệm giày Tân Thành sát thành cổ, từ cửa tiệm bước lên 7 bước, đào xuống 45 phân, có tấm ván xanh là gặp”. Sáng hôm sau ông Bình sắm lễ vật, thắp nhang khấn vái rồi đào theo chỉ dẫn trên thì phát hiện HCLS Việt cùng dây nịt, tấm vải dù, đặc biệt là chiếc bi đông khắc tên Lê Thanh Việt.
 
Đại tá Nguyễn Thanh Bình kể lại chuyện LS báo mộng (trái); Đại tá, anh hùng LLVT nhân dân Trần Hữu Lưu chia sẻ chuyện tâm linh khi ông đi tìm HCLS tại Lào ẢNH: QUANG VIÊN
Đại tá Nguyễn Thanh Bình kể lại chuyện LS báo mộng (trái); Đại tá, anh hùng LLVT nhân dân Trần Hữu Lưu chia sẻ chuyện tâm linh khi ông đi tìm HCLS tại Lào ẢNH: QUANG VIÊN
Theo Quang Viên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Giải mã đầu lân: Lương y làm... đầu lân

Giải mã đầu lân: Lương y làm... đầu lân

Xét trong làng múa lân thế giới, lân đến từ VN luôn trong nhóm đầu (top 3). Nghề lân vào nước ta từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nay phát triển rực rỡ, nhưng cũng có nhiều thay đổi khi du nhập thêm kỹ pháp mới để hòa hợp thị hiếu hiện đại. Các đoàn lân nở rộ, nhưng nghề chế tác đầu lân thì hãn hữu, nhất là những dòng lân truyền thống.

Ẩm thực xứ Phù Tang : Đạo Trà và 'Đạo' Rượu

Ẩm thực xứ Phù Tang : Đạo Trà và 'Đạo' Rượu

Chuyến đi Nhật lần này, tôi được thực hành trà đạo. Nghệ thuật uống trà thì nhiều nước có mà đầu tiên phải nhắc tới Trung Quốc. Tuy nhiên, phải thấy là mặc dù chỉ là người tiếp thu nghệ thuật đó từ người Hoa nhưng người Nhật phát triển nó cao xa thêm nhiều khiến chỉ ở họ mới có Trà Đạo.

Thanh tra, ngẫm chuyện một thời…

Thanh tra, ngẫm chuyện một thời…

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, trưởng đoàn thanh tra của ngân hàng đã nhận hối lộ lên đến 5,2 triệu USD đã khiến những thế hệ cán bộ thanh tra một thời sống thanh liêm thấy nhói lòng. Ông Trần Cao Minh, sinh năm 1929, từng là thư ký Đoàn thanh tra của Chính phủ nhớ lại những năm tháng ấy.

Người mê mắm

Người mê mắm

Đường xa vạn dặm bắt đầu từ bước chân đầu tiên. Một mình anh nghĩ, anh nhớ và đi tìm từ cái dầm gỗ chèo thúng, đến loại cây đập ra lấy nhựa trét đèn, từ đôi bầu gánh mắm đến cái ghim tre vá lưới... anh đi tìm, sưu tầm và tẩn mẩn bày ra. Một bảo tàng nghề cá bắt đầu manh nha.

Mù u ra phố

Mù u ra phố

Rong ruổi qua các đường thành phố, nhất là những khu đô thị mới, nếu quan sát sẽ nhận ra những hàng cây xanh bản địa gắn bó với quê hương.

Nhộn nhịp chợ cá vùng biên

Nhộn nhịp chợ cá vùng biên

Tôi ngược đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng. Khi vào lãnh thổ Việt Nam ở thị trấn Long Bình huyện An Phú (An Giang), sông Hậu chia thành hai dòng.