Thanh tra, ngẫm chuyện một thời…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, trưởng đoàn thanh tra của ngân hàng đã nhận hối lộ lên đến 5,2 triệu USD đã khiến những thế hệ cán bộ thanh tra một thời sống thanh liêm thấy nhói lòng. Ông Trần Cao Minh, sinh năm 1929, từng là thư ký Đoàn thanh tra của Chính phủ nhớ lại những năm tháng ấy.

Năm 1958, hàng loạt các tỉnh Thái Bình, Hải Hưng (nay là Hải Dương và Hưng Yên) bị nạn đói lớn. Bởi, lương thực tập trung lo cho chiến trường cộng với lúa mất mùa. Đoàn thanh tra của Chính phủ tổ chức đi kiểm tra.

Cơm độn mì

Khoảng giữa năm 1958, một đoàn cán bộ Trung ương lặn lội từ một xóm nhà tranh rách nát nằm giữa cánh đồng và dừng ở trung tâm thị trấn thuộc tỉnh Hải Hưng để tìm bữa ăn trưa.

Ông Trần Cao Minh năm đó ở tuổi 29, giọng nói của người Quảng Ngãi và dáng người cao lớn khiến ông nổi bật trong đoàn cán bộ. Mọi người lúc đó ai cũng muốn đến được cửa hàng cơm nhanh nhất. Gọi là Đoàn thanh tra của Chính phủ xuống kiểm tra tình hình địa bàn, nhưng mỗi người đều mang theo một tờ tem phiếu 225 gram để sử dụng mua cơm.

Trước đó vài tiếng đồng hồ, ông Minh quên mất cảm giác đói bụng dù cũng như các thành viên trong đoàn đều không ăn sáng, bởi khi đi kiểm tra tình hình thiếu đói đã gặp những hoàn cảnh rơi nước mắt. Miền Bắc ở giai đoạn đó khó khăn đủ đường, nếu mỗi ngày chỉ ăn 2 bữa cũng đã được gọi là no, đủ.

thanh-tra1-3652.jpg
Tờ tem phiếu ở miền Bắc XHCN Ảnh: Tư liệu

Buổi sáng hôm đó, những gia đình nông dân mà ông Minh đặt chân tới để tận mắt thanh tra, có người đã òa lên khóc và nói “báo cáo cán bộ thanh tra, chúng tôi không còn gì để ăn cả!”. Thấy dân đói quá nên cán bộ cũng quên cả đói, vì gặp tình cảnh khổ sở vô cùng.

Buổi trưa, khi đoàn thanh tra bước vào Cửa hàng ăn uống mậu dịch thì cơm cũng bán sắp hết. Chị bán hàng xúc một bát cơm nóng, nhưng phía trên bát cơm là bột mì nhão.

“Ái chà, giờ thì ăn ngay cho đỡ đói” – ông Minh thầm nghĩ nhưng rồi vẫn liên tưởng về gia đình mình đang sơ tán ở ngoại thành Hà Nội, nếu có thể bớt chén cơm này một chút để san sẻ cho gia đình thì vẫn là điều rất hạnh phúc. Nhưng rồi chen ngang suy nghĩ của ông là những bàn tay của trẻ em thò ngay trước bàn.

Nhìn đám trẻ nhỏ thiếu đói phải đi xin ăn, thư ký đoàn thanh tra và các thành viên càng củng cố thêm những nhận định ban đầu rằng “tình hình người dân ở các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình thiếu đói là rất trầm trọng, cần khẩn trương hỗ trợ”. Lưỡng lự vài phút, ông Minh quyết định “thôi đói thì đã đói rồi”, ông mang gần hết phần cơm để cho lũ trẻ, còn mình chỉ ăn vài thìa cầm hơi và bột mì nhão.

Hậu phương gian nan

Năm 1958, có nhiều tin tức từ cơ sở tới tai cán bộ Trung ương về việc bà con nhân dân ở các tỉnh Thái Bình, Hải Hưng lâm cảnh thiếu ăn và đã có người chết vì ăn quá nhiều củ mì thay cơm nên bị say, dẫn tới đột quỵ.

Thời đó, tỉnh Thái Bình được gọi là quê hương 5 tấn, tỉnh Hải Hưng cũng nằm trong tốp vựa thóc gạo của miền Bắc XHCN. Nhưng năm đó mất mùa người dân đói nặng, nhiều bà con phải đón xe, quang gánh, rời gia đình đi lên các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang mua củ sắn về để bán kiếm chút lời, phần lời đó để gia đình ăn cầm cự.

Thời đó, ở miền Bắc, chuyện thiếu, đói diễn ra khắp nơi, nhưng vụ việc lần này đang ở mức nghiêm trọng. Vậy là đoàn Thanh tra Chính phủ về địa phương làm việc. Ông Ngô Duy Đông, Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng tiếp “đoàn thanh tra về tình hình thiếu, đói” và nghe kế hoạch đoàn sẽ thanh tra các vùng Chí Linh, Thanh Hà, nhưng đi đến nhà nào, xóm nào sẽ không thông báo trước, do đoàn tự quyết định.

Thời đó, tỉnh Thái Bình được gọi là quê hương 5 tấn, tỉnh Hải Hưng cũng nằm trong tốp vựa thóc gạo của miền Bắc XHCN. Nhưng năm đó mất mùa người dân đói nặng, nhiều bà con phải đón xe, quang gánh, rời gia đình đi lên các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang mua củ sắn về để bán kiếm chút lời, phần lời đó để gia đình ăn cầm cự. Đoàn cán bộ Trung ương đi thanh tra về tình hình đói, nghèo, vì vậy ai nấy đồng cam cộng khổ với người dân.

Có một hôm đồng chí trưởng đoàn là Vụ trưởng của một vụ thuộc Tổng Thanh tra Chính phủ cùng người thư ký đến một xóm nghèo. Nhìn ngôi nhà tranh thấp thoáng một cháu bé đang nướng cua. Khuôn mặt của cháu bé gầy guộc, ánh mắt lờ đờ, vì cái đói đã kéo dài nhiều ngày.

Ngồi gần đứa bé 7 tuổi là một thiếu phụ tuổi ngoài 30, nhưng nỗi khổ, thiếu ăn nên trông chị hốc hác, gầy gò như một người già. Khi thấy cán bộ thanh tra vào thăm, người phụ nữ vội lấy chiếc nón úp ngay nồi cơm. Chị khóc khi được hỏi về tình hình lương thực. Lúa bị mất mùa, vì vậy chị đi bẻ cả những thứ khoai môn, rau, cỏ, cả cám để nấu thành một nồi sền sệt để ăn, cầm cự qua ngày. Mọi người đều thốt lên “vậy đói là chính xác, tình hình thế này là quá nghiêm trọng!”.

Cán bộ cũng như dân

Ông Minh năm nay đã 95 tuổi, nhớ lại, cứ mỗi khi đoàn thanh tra tổ chức xuống địa phương, anh em đều tranh thủ thu xếp việc gia đình và cái chính vẫn là gởi về các khu sơ tán những phần gạo, mì theo tiêu chuẩn ăn hàng ngày mà mình để dành được. Việc để dành lương thực đều được thực hiện bằng cách là nhịn bữa ăn sáng. Còn bữa trưa thì đi xếp hàng mua cơm theo tiêu chuẩn phiếu. Nếu ai muốn thay đổi bữa ăn là bún thì phải mang gạo đi đổi ở cửa hàng của Nhà nước gần chợ Hàng Da.

Có hôm đổi bún, phải thức dậy từ 4 giờ sáng, đạp chiếc xe đạp Vĩnh Cửu ra điểm xếp hàng. Nếu dậy lúc 5 giờ sáng thì có khi đến lượt sẽ hết bún. Có hôm xếp hàng gặp ông Trần Tử Tương, đại biểu Quốc hội khóa 1, nguyên là Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Bình Thuận thời chống Pháp.

Dù là đại biểu Quốc hội, nhưng ông Tương vẫn xếp hàng mua bánh mì. Có hôm khi đến lượt bún cũng hết và bánh mì cũng cạn và ông Tương phẩy tay, cười trừ rồi đạp xe về để chuẩn bị đi công tác.

Cuộc sống của cán bộ Trung ương một thời kham khổ như vậy, vì phần lớn lương thực đều phải lo cho chiến trường. Và hầu hết những trụ cột của các gia đình đều đang chiến đấu ở miền Nam, nên khi xuống địa phương thanh tra về tình hình đói kém, cán bộ đoàn thanh tra đã phải bớt phần cơm của mình cho những đứa trẻ.

Khi kết thúc đợt thanh tra, lãnh đạo các địa phương cũng thừa nhận là chưa thực sự sâu sát, đồng thời cũng tâm tình rằng, nếu kêu đói thì sợ Trung ương sẽ chi viện lương thực, nếu vậy thì tuyến trước không có gạo nuôi quân. Thà hy sinh ở hậu phương chứ nhất định không để phía trước thiếu đói...

Ông Minh kể, thời đó cán bộ đảng viên cực kỳ công tâm, hết lòng vì sự nghiệp chung nên năm 1975 chúng ta mới giải phóng thống nhất được đất nước. Thế nên mỗi lần nghe tin, đọc báo về những vụ cán bộ thanh tra các cấp vướng sai phạm, tiêu cực, nhận hối lộ,... ông và những cán bộ trong ngành như ông rất buồn.

Theo LÊ VĂN CHƯƠNG (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.