Tăng 'sức trẻ' cho Đảng từ trường học - Kỳ 1: Phát huy nguồn "hạt giống" dồi dào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng gắn với phát triển đảng viên trong các trường học là nhiệm vụ quan trọng.

Được nhấn mạnh tại nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng nhằm tăng cường “sức trẻ” cho Đảng, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đảng viên.

Mỗi năm, Đắk Lắk có khoảng 62.000 học sinh THPT, trong đó có trên 19.000 học sinh lớp 12. Đây chính là nguồn “hạt giống” dồi dào để ươm tạo nên những đảng viên chất lượng tại các tổ chức cơ sở đảng trong trường học.

Từ đổi mới tư duy, cách làm...

Trong bối cảnh nguồn phát triển đảng viên ngày càng thu hẹp, công tác phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên trong học sinh đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm, đề ra nhiều biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Trong đó tập trung vào công tác tạo nguồn phát triển đảng viên là học sinh và định hướng rõ ràng, giao chỉ tiêu cụ thể, đặc biệt là thống nhất về nhận thức cho cấp ủy các cấp.

Công tác phát triển đảng viên là học sinh sẽ tạo động lực, khích lệ tinh thần học tập, rèn luyện của các em.
Công tác phát triển đảng viên là học sinh sẽ tạo động lực, khích lệ tinh thần học tập, rèn luyện của các em.

Theo Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lê Nam Cao, hằng năm Ban Tổ chức đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kế hoạch kết nạp đảng viên trong toàn Đảng bộ, trong đó có chỉ tiêu về kết nạp đảng viên là học sinh, sinh viên. Trên cơ sở đó, cấp ủy cơ sở đã chủ động rà soát, đánh giá, phân tích chất lượng quần chúng, xây dựng kế hoạch tạo nguồn phát triển đảng viên trong các trường học trên địa bàn. Ban Tổ chức Tỉnh ủy còn chủ động tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình kết nạp học sinh, sinh viên vào Đảng… Mặt khác, chỉ đạo cấp ủy các cấp chú trọng kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức đoàn thể trong trường học hoạt động, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Từ đó tích cực phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng.

Bí thư Tỉnh Đoàn H Giang Niê khẳng định, làm tốt công tác phát triển Đảng trong học sinh không chỉ khích lệ tinh thần học tập, rèn luyện, nêu gương của bản thân đoàn viên, thanh niên ưu tú mà còn góp phần bồi dưỡng, đào tạo nên một thế hệ cán bộ chiến lược trong tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, thời gian qua, Tỉnh Đoàn đã thực hiện nhiều giải pháp, tổ chức các chương trình, hoạt động nhằm phát huy vai trò của các tổ chức cơ sở đoàn. Từ đó tạo động lực, lan tỏa tinh thần thi đua theo cuộc vận động “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Một tiết học của học sinh lớp 12, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP. Buôn Ma Thuột.
Một tiết học của học sinh lớp 12, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP. Buôn Ma Thuột.

Công tác phát triển đảng viên là học sinh trong nhà trường thời gian qua không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành mục tiêu hay những con số mà còn thúc đẩy phong trào thi đua học tập, rèn luyện của nhà trường, khích lệ các em sống có hoài bão, ước mơ và có lý tưởng cao đẹp”.

Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Krông Pắc) Võ Quốc Phong

Từ việc thống nhất nhận thức trong phát triển đảng viên là học sinh, nhiều cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác bồi dưỡng quần chúng ưu tú, tạo nguồn kết nạp Đảng trong học sinh, làm tốt khâu xác minh, phân công đảng viên giúp đỡ, hoàn thiện hồ sơ kết nạp Đảng theo đúng quy định. Nhờ đó, số học sinh được kết nạp Đảng trên địa bàn tỉnh tăng dần qua từng năm. Đặc biệt, số lượng đảng viên là học sinh trong năm 2024 tăng vượt bậc so với những năm trước.

Đến chủ động “ươm tạo”

Để những “hạt giống đỏ” có thể “nảy mầm” trong trường học và vươn cao hơn nữa ở những môi trường khác, thời gian qua, không ít cấp ủy trên địa bàn tỉnh đã sớm quan tâm bồi dưỡng, phát triển Đảng trong học sinh, đổi mới tư duy và cách làm để có thể "ươm tạo" nguồn quần chúng ưu tú, tích cực cho Đảng xem xét, kết nạp.

Đơn cử như ở Đảng bộ huyện Krông Pắc, đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về công tác phát triển Đảng trong học sinh THPT. Từ năm học 2019 - 2020 đến nay, toàn Đảng bộ huyện đã kết nạp được 83 học sinh vào Đảng. Bí thư Huyện ủy Krông Pắc Trần Hồng Tiến chia sẻ, Ban Thường vụ Huyện ủy luôn xác định rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ phát triển Đảng trong đoàn viên, thanh niên, phấn đấu đạt tỉ lệ ít nhất 70% đảng viên mới được kết nạp từ đoàn viên theo tinh thần Nghị quyết 25-NQ/TW, ngày 25/7/2028 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Tuy nhiên, trước thực trạng lực lượng đoàn viên, thanh niên ở nông thôn thường đi làm ăn xa, khó theo dõi, bồi dưỡng xuyên suốt nên trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tập trung các giải pháp tạo nguồn, bồi dưỡng đoàn viên, thanh niên và phát triển Đảng ngay từ môi trường học đường.

Theo đó, công tác theo dõi, phát hiện, bồi dưỡng phải bắt đầu ngay từ khi các em vào lớp 10. Bên cạnh việc chăm lo đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục thì công tác đoàn cũng liên tục được đổi mới, có sức hút và gắn liền với các nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương. Mặt khác, từ năm 2020 đến nay, Ban Tổ chức Huyện ủy Krông Pắc cũng đã phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện mở riêng 7 lớp nhận thức về Đảng cho học sinh các trường THPT và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên vào thứ Bảy, Chủ nhật hoặc vào dịp hè. Nội dung bồi dưỡng nhận thức về Đảng dành cho học sinh theo hướng hạn chế những thông tin khô cứng, nặng nề lý luận và có sự liên hệ chặt chẽ với thực tiễn, gắn với thông tin thời sự mà giới trẻ quan tâm.

Những năm gần đây, huyện cũng quan tâm tu bổ hai di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn là Đồn điền CADA và Miếu thờ CADA, đưa hai di tích này vào phục vụ công tác bồi dưỡng lý luận chính trị. Nhờ đó, các em học sinh có môi trường học tập trực quan, sinh động, khơi dậy lòng tự hào từ chính bề dày lịch sử của Đảng bộ địa phương.

Một tiết học của học sinh lớp 12, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP. Buôn Ma Thuột.
Một tiết học của học sinh lớp 12, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP. Buôn Ma Thuột.

Nằm ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh, huyện Krông Bông hiện có hai trường THPT với gần 2.400 học sinh. Mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn nhưng xác định học sinh THPT chính là những “hạt giống” chất lượng có thể bồi dưỡng để kết nạp vào Đảng, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo, lãnh đạo các đảng bộ, chi bộ nhà trường rà soát, bổ sung, xây dựng kế hoạch tạo nguồn và phát triển đảng viên. Đồng thời, giao chỉ tiêu cụ thể về số lượng kết nạp đảng viên mới cho từng đảng bộ, chi bộ nhà trường, xem đây là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại tổ chức đảng hằng năm. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Krông Bông còn chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ trường THPT tổ chức sinh hoạt chuyên đề về phát triển đảng viên trong học sinh; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để giúp đỡ và bồi dưỡng học sinh trong học tập, rèn luyện cũng như trong các hoạt động phong trào.

Nhờ chủ động trong công tác tạo nguồn, từ năm 2020 đến nay, Đảng bộ huyện Krông Bông đã kết nạp được 19 đảng viên là học sinh, riêng năm 2024 kết nạp 14 đảng viên. Đây chính là kết quả của cả quá trình bồi dưỡng, ươm tạo của cấp ủy các cấp và sự nỗ lực của các em học sinh.

Từ năm 2020 đến nay, toàn Đảng bộ tỉnh kết nạp được 368 đảng viên là học sinh. Riêng năm 2024 có 200 học sinh được kết nạp vào Đảng.

(Còn nữa)

Kỳ 2: Vững vàng hành trang lý tưởng

Theo Lê Lan - Đinh Nga - Như Quỳnh (Báo Đắk Lắk)

Có thể bạn quan tâm

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.