WHO "nóng mặt" vì cuộc điều tra Covid-19 ở Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phản pháo những người chỉ trích cuộc điều tra thực địa về nguồn gốc dịch Covid-19 mà tổ chức này đang tiến hành tại TP Vũ Hán - Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo thường kỳ từ trụ sở WHO ở Geneva hôm 1-2, Giám đốc Chương trình Các tình huống khẩn cấp y tế của WHO Michael Ryan đã trả lời câu hỏi liên quan đến nhóm chuyên gia do WHO dẫn đầu điều tra nguồn gốc Covid-19 cũng như những hoài nghi về những gì nhóm chuyên gia có thể tìm thấy.
Ông Michael Ryan chỉ trích những người phê bình cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19. Theo ông Ryan, những người đó nói họ "sẽ không chấp nhận báo cáo của WHO", khăng khăng rằng có "thông tin tình báo khác có thể cho thấy những phát hiện khác nhau" về cách thức dịch bùng phát.
Ông Michael Ryan đặt câu hỏi về trách nhiệm với những cá nhân nói rằng sẽ không chấp nhận một báo cáo trước khi nó được viết ra. Ông Ryan nói rõ: "Không quốc gia nào khác cung cấp bất kỳ tài liệu, thông tin tình báo hoặc thông tin nào khác cho WHO. Chúng tôi đang cùng các chuyên gia đến từ 10 quốc gia tìm kiếm câu trả lời về nguồn gốc Covid-19. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có một số câu trả lời, vui lòng cho chúng tôi biết".

Nhóm chuyên gia WHO đến Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc tại Vũ Hán vào ngày 1-2. Ảnh: Reuters
Nhóm chuyên gia WHO đến Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc tại Vũ Hán vào ngày 1-2. Ảnh: Reuters
Nhiệm vụ điều tra nguồn gốc Covid-19 của WHO đi kèm với hành trang chính trị nặng nề. Trung Quốc không cho nhóm nghiên cứu nhập cảnh cho đến giữa tháng 1 và có nhiều nghi vấn về những gì các chuyên gia có thể hy vọng thu thập được ở Vũ Hán một năm sau thời điểm bùng phát.
Trong khi đó, hôm 1-2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã lưu ý Bắc Kinh về cách họ xử lý không tốt đại dịch Covid-19, gọi sự thiếu minh bạch của nước này sau khi biết những trường hợp nhiễm virus đầu tiên là một "vấn đề nghiêm trọng".
Trả lời câu hỏi trên chương trình truyền hình Today của NBC News, ông Blinken cáo buộc Trung Quốc không thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của mình trong việc cung cấp thông tin về nguồn gốc của đợt bùng phát ở Vũ Hán vào cuối năm 2019, điều mà Trung Quốc bị cáo buộc che đậy thông tin.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 1-2 lưu ý Bắc Kinh về cách họ xử lý không tốt đại dịch Covid-19. Ảnh: AP
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 1-2 lưu ý Bắc Kinh về cách họ xử lý không tốt đại dịch Covid-19. Ảnh: AP
Ông Blinken nói: "Không có nghi ngờ gì về điều đó, kể từ khi xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Ngay cả đến ngày hôm nay, Trung Quốc cung cấp không nhiều thông tin cần thiết cho cộng đồng quốc tế, cũng như việc đảm bảo các chuyên gia có thể tiếp cận Trung Quốc".
Phát ngôn của ông Blinken được xem là đối đầu mới nhất giữa Trung Quốc và chính quyền Tổng thống Joe Biden, khác với dự đoán của các nhà quan sát trước đó rằng Washington sẽ mềm mỏng với Bắc Kinh sau đường lối cứng rắn của chính quyền ông Donald Trump.
Trong khi đó, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết điều đáng mừng là số ca nhiễm Covid-19 mới trên toàn cầu đã giảm tuần thứ ba liên tiếp.
Nhóm chuyên gia quốc tế ở Vũ Hán đã bắt đầu điều tra thực địa, đặc biệt là thăm chợ hải sản Hoa Nam - nơi xuất hiện một trong những cụm lây nhiễm Covid-19 đầu tiên và bệnh viện nơi các bệnh nhân đầu tiên được điều trị.
Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO, cho biết nhóm điều tra sẽ đến thăm Viện virus học Vũ Hán (WIV), nơi có phòng thí nghiệm bị cáo buộc làm rò rỉ virus SARS-CoV-2.
Huệ Bình (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ngủ bù cuối tuần lợi hay hại cho tim mạch?

Ngủ bù cuối tuần lợi hay hại cho tim mạch?

Sau một tuần làm việc bận rộn, chúng ta thường có khuynh hướng ngủ bù thoải mái vào cuối tuần. CNN vừa dẫn một nghiên cứu mới cho hay, thật bất ngờ là điều này có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm 19% nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Dịch đậu mùa khỉ diễn biến phức tạp

Dịch đậu mùa khỉ diễn biến phức tạp

Giới chức y tế Thái Lan ngày 29.8 thông báo họ đã tăng cường nỗ lực giám sát tất cả các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân để phòng ngừa nguy cơ lây lan.
Chuyện 'Tái ông thất mã' ở Bệnh viện K

Chuyện 'Tái ông thất mã' ở Bệnh viện K

Vụ bê bối ở Bệnh viện K bùng nổ sau clip của chị Đậu Thanh Tâm phản ánh mỗi lần bệnh nhân xạ trị tại đây phải mất 200.000 đồng. Đây là vấn đề nhức nhối, đã râm ran từ lâu nên dư luận lập tức "nổi sóng" với những phản ứng cực kỳ gay gắt.