Chuyện 'Tái ông thất mã' ở Bệnh viện K

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vụ bê bối ở Bệnh viện K bùng nổ sau clip của chị Đậu Thanh Tâm phản ánh mỗi lần bệnh nhân xạ trị tại đây phải mất 200.000 đồng. Đây là vấn đề nhức nhối, đã râm ran từ lâu nên dư luận lập tức "nổi sóng" với những phản ứng cực kỳ gay gắt.
Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Bệnh viện K chỉ đạo giám sát quy trình đón tiếp người bệnh và người nhà, không để xảy ra tiêu cực. ẢNH: NGỌC THẮNG/TNO

Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Bệnh viện K chỉ đạo giám sát quy trình đón tiếp người bệnh và người nhà, không để xảy ra tiêu cực. ẢNH: NGỌC THẮNG/TNO

Đặc biệt, sau tuyên bố của Bệnh viện K rằng các thông tin không hay về bệnh viện này là "bịa đặt, vu khống", càng khiến số lượng người phản ứng trên mạng xã hội bằng các bình luận xác nhận điều chị Tâm phản ánh là đúng, tăng lên. Thậm chí, đã xuất hiện những clip nhiều bệnh nhân đồng thanh xác nhận việc phải đưa tiền để được xạ trị, rồi những clip cá nhân người bệnh hay người nhà họ "tố" tình trạng này cũng lần lượt được đưa ra.

Phản ứng mang tính xã hội này một lần nữa xác nhận "không có lửa làm sao có khói", bởi thật khó để nói rằng dư luận "đồng lòng" bịa đặt cho một bệnh viện ở phạm vi rộng và mức độ bức xúc đến như thế.

Vấn đề dư luận đang quan tâm hiện nay là thái độ của Bộ Y tế như thế nào? Ngay sau khi thông tin sự việc gây bức xúc xuất hiện trên báo chí và mạng xã hội, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bệnh viện K yêu cầu rà soát, báo cáo nhưng đáng tiếc rằng cũng chỉ dừng lại ở những chỉ đạo chung chung "tăng cường", "quyết liệt", "kịp thời khắc phục" hoặc xoa dịu dư luận.

Báo chí cũng không được tham dự đầy đủ cuộc làm việc của lãnh đạo Bộ Y tế với Bệnh viện K chiều 23.8, nhưng theo thông cáo được phát đi sau đó thì cuộc làm việc đã dường như không đi sâu làm rõ việc người dân phản ánh tiêu cực, cũng không thấy chỉ ra các giải pháp cụ thể để chấn chỉnh. Vẫn là những chỉ đạo chung chung như mọi cuộc họp bình thường khác.

Các diễn biến trên cho thấy có vẻ như sự việc đang chưa được Bộ Y tế đặt đúng mức độ nghiêm trọng của nó.

Việc rất đông người đồng loạt tố cáo tiêu cực ở Bệnh viện K không thể coi là vấn đề nhỏ. Dù số tiền mỗi người bệnh phải kẹp trong phiếu xạ trị chỉ là 200.000 đồng, Bộ Y tế có thể coi là "số lẻ", nhưng đối tượng chịu ảnh hưởng ở đây là những người yếu thế - bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, nên xét dưới góc độ đạo đức xã hội là chuyện lớn.

Chưa kể, theo số liệu công bố thì mỗi ngày nhu cầu xạ trị của bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K là khoảng hơn 2.000 người, trong đó có khoảng hơn 1.000 người được phục vụ, nếu đem nhân với con số người dân tố cáo phải "lót tay" 200.000 đồng/lần xạ trị là một con số càng không hề nhỏ.

Nhưng chuyện lớn nhất chính là sự việc này cho thấy cách thức vận hành lệch lạc ở một bệnh viện tuyến đầu, nơi cung cấp một loại dịch vụ công mà người dân không có quyền lựa chọn khác.

Vì vậy, Bộ Y tế cần coi đây là cơ hội để chấn chỉnh thái độ, tác phong, lề lối làm việc tại khu vực điều trị bệnh. Bộ cần nghiêm túc, thẳng thắn đánh giá những vấn đề người dân tố cáo, cần thiết thanh tra ngay những nội dung liên quan đến tiêu cực; không nên trao hết quyền xác minh, làm rõ, kiểm tra cho phía bệnh viện, để tránh tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi".

"Tái ông thất mã", trong cái rủi có cái may, đây chính là cơ hội tốt để Bộ Y tế thẳng tay làm rõ, xử lý nghiêm những tiêu cực, bảo vệ uy tín của ngành y tế và bảo vệ hình ảnh của những người thầy thuốc chân chính đang bị ảnh hưởng bởi những "con sâu làm rầu nồi canh".

Theo Trần Hoài An (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

(GLO)- Có những lời xin lỗi khiến người ta cảm động, song cũng có những lời xin lỗi mãi mãi không nhận được sự chia sẻ. Trường hợp của MC Bích Hồng-gương mặt từng quen thuộc trên sóng SCTV-là một ví dụ rõ ràng. Lời xin lỗi cô đưa ra không mang lại cảm thông mà chỉ khoét sâu thêm nỗi thất vọng.

Vì việc chọn người

Vì việc chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp.

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.