“Bún treo” lan tỏa yêu thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 7-6, tại quán Cô Bảy (272 Phan Đình Phùng, phường Yên Đỗ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), nhóm thiện nguyện Hành trình sẻ chia ra mắt điểm “Bún treo”. Đây là mô hình phục vụ miễn phí, hướng đến người nghèo, người già neo đơn, người khuyết tật và các hoàn cảnh khó khăn.

Tiếp nối thành công từ 2 mô hình “Cơm treo” và “Bánh mì treo” trước đó, mô hình “Bún treo” không chỉ mang đến những bữa ăn ấm lòng mà còn thể hiện tinh thần sẻ chia thiết thực. “Bún treo” trở thành chiếc cầu nối yêu thương, lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần nâng đỡ những hoàn cảnh khó khăn, tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng.

Chị Dương Thị Thùy Như-Chủ quán Cô Bảy-cơ sở đồng hành cùng mô hình "Bún treo" của nhóm Hành trình sẻ chia cho hay: “Tôi rất trân trọng và ủng hộ mô hình này nên đã chủ động liên hệ với chị My để cùng góp sức. Thật vui khi thấy bà con đến nhận bún, ai cũng ánh lên niềm vui. Nhiều cụ già nói bún mềm, dễ ăn hơn cơm, giúp các cụ cảm thấy dễ chịu, không bị đau răng hay khó nhai. Món ăn tuy giản đơn nhưng ấm áp tình người, là nguồn động viên lớn lao với những hoàn cảnh khó khăn. Tôi hy vọng mô hình này sẽ được duy trì lâu dài để tiếp tục lan tỏa yêu thương và giúp đỡ nhiều người hơn nữa”.

20250607-094406.jpg
Những suất “Bún treo” ấm áp nghĩa tình được chị Dương Thị Thùy Như (chủ quán Cô Bảy, người đứng giữa) trao tận tay người có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Ngọc Duy

Ông Đặng Thanh Vũ (tổ 3, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) bày tỏ: “Việc đi bán vé số mỗi ngày với tôi không dễ dàng, nhất là những hôm trái gió trở trời. Có hôm tôi chỉ uống nước cầm hơi, chứ không đủ sức hoặc đủ tiền để lo bữa ăn đàng hoàng. Có “Bún treo”, tôi không còn lo đói những ngày khó khăn nữa. Tô bún nóng hổi giúp tôi nhẹ bụng, nhẹ cả lòng, như được tiếp thêm hy vọng và động lực để tiếp tục mưu sinh”.

Không chỉ ông Vũ, mà với nhiều cụ già, “Bún treo” trở thành nguồn động viên tinh thần to lớn. Bà Nguyễn Thị Lan (tổ 6, phường Thống Nhất) bộc bạch: “Tuổi đã già, ăn đủ ba bữa trong ngày là cả một vấn đề. Nhờ có “Bún treo”, tôi không còn phải lo bữa chiều. Bún mềm, dễ ăn, lại được người ta mang đến trao tận tay, tôi thấy mình được quan tâm, yêu thương. Một bữa ăn giản dị nhưng chan chứa nghĩa tình, khiến lòng tôi thấy ấm áp hơn”.

Bên cạnh đó, mô hình “treo” này còn ghi nhận sự đóng góp tích cực từ những người trực tiếp tham gia trao gửi yêu thương. Chị Đinh Hoài Thương (tổ 2, phường Diên Hồng), chia sẻ: “Tôi thường xuyên tham gia treo bún, bánh mì, cơm cho bà con. Tôi thấy mô hình “Bún treo” thật sự rất ý nghĩa và thiết thực nên muốn góp chút sức mình để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Treo từng phần bún không chỉ là trao một bữa ăn mà còn gửi gắm tình thương và sự quan tâm đến những người cần được giúp đỡ. Tôi mong rằng những suất bún nhỏ này sẽ phần nào làm ấm lòng người nghèo, giúp họ thêm vững tin trong cuộc sống”.

Hiện tại, nhóm Hành trình sẻ chia duy trì ba điểm “treo” giúp đỡ cho người có hoàn cảnh khó khăn tại TP. Pleiku:

“Bánh mì treo” tại 01 Trần Khánh Dư (6h-10h).

“Cơm treo” tại 568 Lý Thái Tổ (10h-14h).

“Bún treo” tại 272 Phan Đình Phùng (15h-20h).

Các điểm “treo” được bố trí luân phiên, không trùng khung giờ, giúp người nghèo dễ dàng nhận được suất ăn phù hợp trong suốt cả ngày.

Theo chị Nguyễn Thái My-Trưởng nhóm Hành trình sẻ chia, mỗi điểm “treo” có mức phát suất ăn khác nhau phù hợp với từng loại hình. Điểm “Bún treo” dự kiến sẽ phát từ 120-180 suất mỗi tháng, tập trung hỗ trợ những người già yếu, khó ăn thức ăn cứng. Trong khi đó, điểm “Bánh mì treo” với ưu thế thức ăn tiện lợi, dễ sử dụng hơn, hiện đang phát khoảng 150-200 suất mỗi tháng. Mô hình “Cơm treo” duy trì lượng suất ăn trung bình tương tự nhằm đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người nghèo trong thành phố.

20250607-0951491.jpg
Nhóm Hành trình sẻ chia trao gửi yêu thương qua mô hình “Bún treo”. Ảnh: Ngọc Duy

“Các mô hình hoạt động từ tháng 5 năm 2024 đến nay và nhóm đã trao hơn 20.000 suất ăn miễn phí, góp phần thiết thực hỗ trợ người dân gặp hoàn cảnh khó khăn. Tôi luôn mong muốn nâng cao chất lượng và mở rộng mô hình để ngày càng nhiều người được tiếp cận hơn. Sự chung tay của cộng đồng là rất cần thiết để những bữa ăn ấm áp này được duy trì bền vững. Thời gian tới, nhóm dự kiến sẽ nhân rộng các điểm “treo” tại nhiều địa phương trong tỉnh, không chỉ tại TP. Pleiku mà còn ở các huyện vùng sâu vùng xa”-chị My nói.

Trao đổi với P.V, bà Đỗ Thị Bốn-Tổ trưởng tổ dân phố 6, phường Yên Đỗ, cho biết: “Tổ dân phố chúng tôi hiện có 3 hộ cận nghèo và khoảng 10 hộ có hoàn cảnh khó khăn. Khi nhóm Hành trình sẻ chia triển khai mô hình “Bún treo” trên địa bàn, tôi rất ủng hộ. Tổ dân phố đã phối hợp thông tin đến bà con, hướng dẫn người dân đến nhận đúng giờ, đồng thời rà soát, giới thiệu thêm những trường hợp thực sự cần được giúp đỡ. Đây không chỉ là những bữa ăn nghĩa tình, mà còn là sự sẻ chia đầy yêu thương, góp phần thắt chặt sự gắn kết trong cộng đồng. Bà con đều rất phấn khởi, cảm nhận được sự quan tâm, chăm lo. Chúng tôi mong mô hình này sẽ được duy trì lâu dài và lan rộng ra nhiều tổ dân phố khác để không ai bị bỏ lại phía sau”.

Có thể bạn quan tâm

Xã, phường mới - tinh thần mới

Xã phường mới-tinh thần mới

(GLO)- Với phương châm “Xã phường mới-tinh thần mới”, đầu tháng 7, các tổ công nghệ số và đội hình thanh niên tình nguyện tại 58 xã, phường cùng Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Gia Lai đồng loạt ra quân hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Không gian xưa trong mắt người trẻ phố núi

Không gian xưa trong mắt người trẻ phố núi Pleiku

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, những góc quán xưa cũ, vật dụng nhuốm màu thời gian tưởng chừng chỉ còn trong ký ức lại đang trở thành điểm dừng chân thu hút người trẻ. Ở đó, họ không chỉ check-in mà còn tìm thấy cảm hứng sống, cảm hứng nghệ thuật và sự lắng đọng trong tâm hồn.

Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Infographic Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Với tinh thần “xã, phường mới - tinh thần mới”, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Gia Lai đã thể hiện rõ sự năng động, chủ động và trách nhiệm trong công việc, luôn thường trực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Một cửa cấp xã mới để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp (SN 1989, quê huyện Phù Cát, Bình Định, nay là tỉnh Gia Lai), từng đảm nhận các chức vụ Trưởng ban Thanh thiếu nhi – Trường học Tỉnh Đoàn Bình Định; Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Đoàn Bình Định; Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

(GLO)- Từng có công việc ổn định ở nước ngoài, anh Đào Huy Phong (SN 1996, trú tại tổ 10, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về Chư Sê khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao. Quyết định táo bạo ấy giúp anh có thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên quê hương.

Chủ tịch Hội Nông dân nhiệt huyết , trách nhiệm

Chủ tịch Hội Nông dân nhiệt huyết , trách nhiệm

Thiết thực học tập và làm theo gương Bác, trên cương vị Chủ tịch Hội Nông dân xã, ông Hà Thế Phong (SN 1969, ở xã Nhơn Hạnh, TX An Nhơn) thường xuyên tìm tòi, sáng tạo trong công tác tổ chức, xây dựng Hội vững mạnh. Đáng chú ý, nhiều năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết 
Chị Hoàng Thị Thu Thảo-Công an xã Hòa Phú, huyện Chư Păh bên tác phẩm đạt giải nhất của mình. Ảnh: Đinh Yến

Lan tỏa giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình

(GLO)- Hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình với chủ đề “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng”. Cuộc thi nhằm tạo sự lan tỏa về chuẩn mực, giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình.

null