Tái bản tác phẩm 'Bông sen vàng' nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam phối hợp với NXB Chính trị quốc gia Sự thật tái bản tác phẩm Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng.

Tác phẩm "Bông sen vàng" được Omega Plus Books hợp tác với NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2
Tác phẩm "Bông sen vàng" được Omega Plus Books hợp tác với NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2

Bông sen vàng là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện tình cảm sâu sắc và lòng thành kính của nhà văn Sơn Tùng đối với Bác.

Bằng lối viết giản dị, giàu cảm xúc, tác phẩm phác họa sinh động tuổi thơ của Người - từ những ngày tháng êm đềm bên gia đình tại Huế đến những biến cố mất mát đau thương. Qua 21 chương, cuốn sách góp phần lý giải những nền tảng ban đầu đã hình thành nhân cách vĩ đại của vị lãnh tụ: lòng hiếu học, đức tính tiết kiệm, sự chính trực, vị tha và tinh thần công bằng.

Tác phẩm cũng khắc họa hình ảnh những người thân quen, bạn bè thuở nhỏ của Bác như cô Hạnh, anh Tuấn, cậu Kỳ, anh Quang… - những người đã đồng hành, sẻ chia cùng Người trong suốt tuổi thơ nhiều biến động của cậu bé Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Sinh Cung). Chính sự gắn bó đó đã góp phần bồi đắp tâm hồn, ý chí và tinh thần nhân văn của Người.

Bông sen vàng không chỉ là tư liệu quý giá về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là tác phẩm có giá trị giáo dục sâu sắc, khơi gợi tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm với Tổ quốc và khát vọng rèn luyện đạo đức, nhân cách trong thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.

Nhà văn Sơn Tùng (tên đầy đủ là Bùi Sơn Tùng, sinh năm 1928 tại Nghệ An, mất năm 2021 tại Hà Nội) là tác giả của nhiều tác phẩm viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa, cách mạng Việt Nam. Trong đó, nổi bật nhất là tiểu thuyết Búp sen xanh – tác phẩm đã để lại dấu ấn lớn trong lòng bạn đọc.

Ngày 14-6-2011, ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, trở thành người thứ tư của Hội Nhà văn Việt Nam vinh dự nhận danh hiệu này.

Theo QUỲNH YÊN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.