Tái bản hai tác phẩm văn học kinh điển 'Chuyện rừng xanh' và 'Pinocchio' trong diện mạo mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai tác phẩm kinh điển dành cho thiếu nhi “Chuyện rừng xanh” và “Pinocchio” được Crabit Kidbooks tái hiện trong diện mạo mới, với bản dịch của dịch giả/họa sĩ nổi tiếng Trịnh Lữ, dịch giả Azura Nguyễn, minh họa của họa sĩ người Bỉ Quentin Gréban.
Hai tác phẩm văn học kinh điển được tái bản. Ảnh: Crabit Kidbooks

Hai tác phẩm văn học kinh điển được tái bản. Ảnh: Crabit Kidbooks

“Chuyện rừng xanh” và “Pinocchio” đều là những tác phẩm vô cùng quen thuộc với độc giả Việt Nam không chỉ qua văn học mà còn cả điện ảnh, hoạt hình… Tháng 7 này, Crabbit Kidbooks làm mới hai tác phẩm, nhằm đem tới một hướng tiếp cận văn học mới cho các bạn nhỏ.

“Chuyện rừng xanh” kể về Mowgli, cậu bé bị bỏ lại một mình giữa rừng, phải học cách sống và lớn lên cùng với những người bạn động vật của Rudyard Kipling, chủ nhân Giải Nobel Văn học năm 1907 sẽ trở lại với bản dịch đậm tính văn chương và cổ điển của dịch giả, họa sĩ nổi tiếng Trịnh Lữ.

Tròn 130 năm kể từ khi ra mắt, giá trị bất hủ về tình bạn, lối sống nghiêm chỉnh vì cộng đồng và sự dũng cảm khi đương đầu với thử thách để trưởng thành sẽ luôn vẹn nguyên giá trị đến những em nhỏ. Bên cạnh đó, âm hưởng giao hòa giữa con người và thiên nhiên mà Kipling mang tới cũng là chủ đề cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết với mỗi chúng ta ngày nay, khi ý thức bảo vệ tự nhiên đang vô cùng cấp thiết.

“Những cuộc phiêu lưu của cậu nhóc Pinocchio” kể về hành trình của chú bé người gỗ cứng đầu, ngỗ nghịch và ngây thơ đến từ nước Ý, phải vượt qua bao nhiêu chông gai để hiểu được ý nghĩa của đức tính trung thực, lễ phép và vâng lời bố mẹ, luôn hấp dẫn và làm đắm say những thế hệ trẻ em trên khắp thế giới.

Lần trở lại này, “Pinocchio” được dịch bởi Azura Nguyễn (Hoàng Nhụy), người từng chuyển ngữ những tác giả được những bạn đọc trẻ yêu thích như Luis Sepúlveda và Patrick Modiano.

Bên cạnh bản dịch được những dịch giả có tiếng và có chuyên môn chuyển ngữ trau chuốt, tỉ mỉ, điều đáng chú ý nữa từ hai cuốn sách này chính là những đường nét minh họa của họa sĩ người Bỉ Quentin Gréban. Đã tham gia minh họa hơn 50 tựa sách thiếu nhi và có tác phẩm được trưng bày ở nhiều phòng tranh “khó tính” khắp châu Âu, Gréban không đơn thuần minh họa một cách dễ hiểu, đơn giản mà ẩn sâu trong đó là giá trị nghệ thuật cao.

Bên cạnh nghề họa sĩ, Gréban còn là một nhiếp ảnh gia, vậy nên bố cục, tỷ lệ và cách sắp xếp từng chi tiết nhân vật trong tranh luôn được anh đề cao. Nhìn vào minh họa, không ít người trong chúng ta phải ngỡ ngàng bởi dù chỉ luôn vẽ tranh cho sách thiếu nhi, tác phẩm của anh lại luôn “có dáng”, như thể được lấy ra từ một shot ảnh nghệ thuật. Phong cách vẽ tổng hòa từ đường nét hoạt hình cổ điển (thứ vốn người Bỉ rất tự hào) với nét chì và một bảng màu có độ tương phản hài hòa đem tới những bức tranh giản dị, gần gũi với đại chúng nhưng cũng cực kỳ ấn tượng và tinh tường ở phần bố cục, màu sắc và ánh sáng.

Với Gréban, các em nhỏ, và cả người lớn không đơn thuần chỉ đọc một cuốn sách tranh có minh họa đẹp. Độc giả sẽ được đọc một tác phẩm kinh điển có những bức minh họa có chiều sâu và có tính tự sự cao. Con trẻ sẽ dễ dàng hiểu và cảm nhận những câu văn hay hơn khi bên cạnh là một bức tranh “có hồn” và sống động; còn người lớn thì được sưu tầm thêm những trước tác kinh điển trong tay không khác gì một tập san nghệ thuật để thưởng thức!

Hai cuốn sách “Chuyện rừng xanh” và “Những cuộc phiêu lưu của cậu nhóc Pinocchio” mới được Nhà xuất bản Hà Nội kết hợp với đơn vị phát hành sách Crabit Kidbooks cho ra mắt, hứa hẹn không chỉ đem tới hai ấn phẩm kinh điển của văn học thế giới mà còn là một trải nghiệm thị giác nghệ thuật đầy đặc sắc, sẽ hỗ trợ rất nhiều trong hành trình làm quen văn chương kinh điển ở trẻ!

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.