Định hình trung tâm năng lượng sạch quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, Gia Lai đang nỗ lực phấn đấu trở thành một trong những trung tâm năng lượng sạch của quốc gia, một hình mẫu về phát triển năng lượng tái tạo.

Khai thác nguồn năng lượng tái tạo

Gia Lai được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên, đất đai, khí hậu nên thu hút nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như: thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối. Toàn tỉnh có 86 dự án năng lượng tái tạo còn trong quy hoạch với tổng quy mô công suất 4.684,69 MW.

Trong đó có 58 dự án thủy điện với tổng công suất 2.682,69 MW; 2 dự án điện sinh khối với tổng công suất 129,6 MW; 9 dự án điện mặt trời với tổng công suất 787 MWp (tương đương công suất 630 MW); 17 dự án điện gió với tổng công suất 1.242,4 MW. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 3.242 hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất gần 604 MWp.

dinh-hinh-trung-tam-nang-luong-sach-quoc-gia-dd.jpg
Công trình điện mặt trời ở xã Chư Gu, huyện Krông Pa. Ảnh: Phạm Quý

Đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành 3.250,69 MW; trong đó, thủy điện là 2.251,69 MW, điện mặt trời 61 MW, điện gió 808,4 MW, điện sinh khối 129,6 MW. Theo kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), tỉnh được phân bổ công suất tăng thêm trong giai đoạn 2021-2030 là 1.735 MW, gồm: thủy điện Ialy mở rộng công suất 360 MW, thủy điện nhỏ 71 MW, điện gió 1.281 MW, điện rác 15 MW, điện mặt trời mái nhà 8 MW. Riêng điện mặt trời nối lưới đang kiến nghị xem xét bổ sung.

Về lưới điện cao áp, toàn tỉnh có 12 xuất tuyến 500 kV đi qua với tổng chiều dài 352 km, 18 xuất tuyến đường dây 220 kV với chiều dài khoảng 638 km và 24 xuất tuyến đường dây 110 kV với chiều dài khoảng 587 km đang vận hành; 3 trạm biến áp 500 kV với tổng dung lượng 3.600 MVA, 12 trạm biến áp 220 kV với tổng dung lượng 2.755 MVA và 24 trạm biến áp 110 kV với tổng dung lượng 1.077 MVA.

Hệ thống lưới điện truyền tải đảm bảo công suất truyền tải giữa lưới điện của tỉnh với các tỉnh lân cận và với hệ thống điện quốc gia ở mức cao, đồng thời, đảm bảo khả năng giải phóng công suất của các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh.

2vthao.jpg
Trạm biến áp 110 kV tại Nhà máy điện gió HBRE Chư Prông thuộc Công ty cổ phần Phong điện HBRE Chư Prông Gia Lai. Ảnh: Vũ Thảo

Vận hành hơn 3 năm qua, Dự án điện gió HBRE Chư Prông (xã Ia Băng và Ia Phìn, huyện Chư Prông) đã từng bước phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư. Ông Doãn Văn Toản-Quản lý Dự án Nhà máy Điện gió HBRE Chư Prông-cho biết: “Dự án có công suất 50 MW với 12 trụ tua bin. Năm nay, Nhà máy vận hành trong điều kiện thuận lợi về tốc độ gió, quy trình bảo trì, bảo dưỡng được thực hiện tốt nên đã phát huy công suất. Sản lượng điện thương phẩm ước đạt 156 GWh (tương đương so với năm 2023), doanh thu ước đạt hơn 13 triệu USD”.

Phát triển năng lượng sạch hướng đến tăng trưởng xanh

Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp và tỉnh đang phát huy tiềm năng từ các dự án năng lượng sạch hướng đến tăng trưởng xanh. Những năm gần đây, ngành công nghiệp năng lượng tái tạo đã đóng góp lớn vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp của tỉnh. Năm 2024, sản lượng điện sản xuất đạt hơn 11,9 tỷ kWh (đạt 95,15% kế hoạch, tăng 1,11% so với năm 2023).

Trong năm, một số dự án/phần dự án điện gió, dự án thủy điện đã đi vào vận hành thương mại; trong đó, Dự án Nhà máy Thủy điện Ia Ly mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng vốn gần 6.400 tỷ đồng, quy mô 2 tổ máy công suất 360 MW đã chính thức hòa lưới điện quốc gia.

Dự án đi vào hoạt động sẽ tận dụng tối đa khả năng của dòng chảy thông qua việc hạn chế lượng xả thừa hàng năm, tăng thêm giá trị sản lượng điện trung bình khoảng 233,2 triệu kWh/năm.

3vuthao.jpg
Hệ thống lưới điện đảm bảo công suất truyền tải giữa lưới điện của tỉnh với các tỉnh lân cận và với hệ thống điện quốc gia ở mức cao. Ảnh: Vũ Thảo

Năm 2025, dự kiến sản lượng điện sản xuất trên địa bàn ước đạt 12,89 tỷ kWh, tăng 8,25% so với năm 2024. Con số này dựa trên tính toán thực tế khi các nhà máy thủy điện hoạt động hiệu quả và việc Bộ Công thương ban hành khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho 6 nhà máy điện gió đã đầu tư với công suất 395 MW, 4 dự án điện gió đã phát điện một phần, phần còn lại với công suất 287,8 MW, 1 nhà máy điện mặt trời công suất 19,14 MW và Dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng có công suất 360 MW đi vào hoạt động.

Ông Lê Minh Nhựt-Cục trưởng Cục Thuế tỉnh-cho biết: “Những năm gần đây, các dự án năng lượng tái tạo đã đóng góp vào ngân sách nhà nước trung bình mỗi năm khoảng 900-1.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 16% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Khi các dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện Ialy mở rộng… đi vào vận hành thương mại ổn định sẽ tiếp tục đóng góp đáng kể vào nguồn thu nội địa”.

Theo đánh giá của ông Phạm Văn Binh-Giám đốc Sở Công thương, mỗi năm, tổng sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 12 tỷ kWh. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành các dự án năng lượng tái tạo đã khai thác có hiệu quả tiềm năng của tỉnh, thu hút một lượng vốn đầu tư rất lớn, phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai, tăng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần tăng nguồn thu ngân sách. Đặc biệt là bảo đảm an ninh năng lượng, tăng sản lượng điện hàng năm cho lưới điện quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung với mức bình quân khoảng 15%/năm.

“Hiện nay, tỉnh đang triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII và kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoàn thiện, bổ sung nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp năng lượng.

Bên cạnh đó, tỉnh đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đưa các dự án năng lượng tái tạo đã hoàn thành đủ các thủ tục sớm đi vào vận hành thương mại.

Có thể thấy, chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của tỉnh nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống năng lượng bền vững, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế”-Giám đốc Sở Công thương thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Vững tin dưới cờ Đảng

Vững tin dưới cờ Đảng

(GLO)- Xuân Ất Tỵ 2025, Đảng ta tròn 95 mùa xuân. Đất nước nửa thế kỷ hòa bình thống nhất. Người dân vững tin vì Đảng đã cầm lái đưa dân tộc bước vào vận hội mới, kỷ nguyên giàu mạnh, phồn vinh.

“Kiến trúc sư” buôn làng

“Kiến trúc sư” buôn làng

(GLO)- Nhà sàn là kiến trúc đặc trưng của người Jrai. Để xây dựng một ngôi nhà sàn truyền thống thì không thể không nhắc đến những “kiến trúc sư” của buôn làng.

Mùi bếp, mùi tết

Mùi bếp, mùi tết

Cuối năm, gió đã chuyển mùa. Cái lành lạnh len lỏi trong từng nhành cây, ngọn cỏ và luồn qua từng kẽ hở bên khe cửa tràn cả vào ngóc ngách từng gian nhà. Trong không gian êm đềm, tôi cảm nhận rõ mùi bếp, mùi Tết đang về trên từng căn bếp nhỏ.

“Sống để kể lại” (*)

“Sống để kể lại” (*)

(GLO)- Giữa câu chuyện dài về chiến tranh, 2 cựu chiến binh Hà Xuân Nhắc và Nguyễn Minh Tân vẫn chưa thôi kinh ngạc mình có thể sống, có thể vượt qua bom đạn dày đặc như đan lưới. Tôi thì lại nghĩ, số phận đã định cho họ một sứ mệnh: Sống để kể lại một phần đời không thể tách rời với ký ức dân tộc.

Ba chị em ngành Y chinh phục “đấu trường” nhan sắc

Ba chị em ngành Y chinh phục “đấu trường” nhan sắc

(GLO)- Ba chị em Đinh Thị Thùy Trang, Đinh Y Quyên và Đinh Ta Bi đã tạo nên một "cơn sốt" trong các cuộc thi nhan sắc và thể hiện tài năng của mình. Cả 3 là con của bác sĩ Đinh Văn Quy-nguyên Trưởng khoa Da liễu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) ở tổ 6, phường Tây Sơn, TP. Pleiku.

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nguồn dược liệu vô cùng phong phú. Từ nguồn tài nguyên này, cộng đồng người Bahnar đã cho ra đời những bài thuốc quý, lưu dấu qua bao thế hệ.

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Việt lại náo nức với những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, nét đẹp tặng chữ đầu xuân đã trở thành một truyền thống hiếu học của dân tộc và mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho năm mới.

Bắt nhịp chuyển đổi số

Bắt nhịp chuyển đổi số

(GLO)- Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã đi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Các đơn vị, doanh nghiệp và người dân Gia Lai đang tận dụng những tiện ích của việc số hóa để phục vụ đời sống và tăng tốc phát triển.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.

Đại tá Lê Kim Giàu-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (thứ 4 từ phải sang) tặng quà và chúc Tết Đội K52. Ảnh: V.H

Tết của người lính K52 trên đất Campuchia

(GLO)- Trong khi bao gia đình rộn ràng đón Tết Ất Tỵ 2025 thì cán bộ, chiến sĩ Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) lại lên đường sang Campuchia làm nhiệm vụ. Dù xa nhà nhưng họ vẫn có cái Tết ấm cúng cùng đồng đội và người dân nước bạn.

Kể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

E-magazineKể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

(GLO)- Hầu hết các già làng đều cho rằng gùi mộc mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, là tiền thân của những chiếc gùi hoa văn mang tính thẩm mỹ cao. Vậy nhưng, những người có thể làm ra được gùi mộc nguyên bản trong cộng đồng hiện nay khá hiếm.

Cây trong vườn Bác

Cây trong vườn Bác

(GLO)- Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ môi trường tự nhiên trong lành và nâng cao đời sống cho người dân. Người chọn việc trồng cây là điểm xuất phát để bảo vệ môi trường và kêu gọi mọi người ra sức trồng cây, gây rừng.

Nữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

E-magazineNữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

(GLO)- Với đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo, kiến trúc sư Nguyễn Thị Kiên Giang (SN 1988, tổ 7, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã biến những thỏi đất sét, tấm nhựa composite thành sản phẩm trang trí nội thất, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

(GLO)- "Xuân về trên bazan" của tác giả Ngô Thanh Vân tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân, của sự đổi mới và hy vọng. Những hình ảnh "mầm non ngậm giọt sương mai", "lá hát điều gì mê say trong gió"... mang đến cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng, như làn sóng dịu êm của thiên nhiên đón chào một mùa xuân mới.

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

(GLO)- Năm 2024, cà phê tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai với sản lượng 210.000 tấn, kim ngạch đạt 620 triệu USD, tăng 26,53% so với năm trước và thị trường xuất khẩu được mở rộng ra 50 quốc gia.

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

(GLO)- Ngày Tết, hầu hết đều chọn đến những điểm vui chơi náo nhiệt trong các chuyến du Xuân. Song nhiều người chọn hòa mình vào thiên nhiên và núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến ưa thích.

Rộn ràng không khí đón xuân ngày mùng 3 Tết

Rộn ràng không khí đón xuân ngày mùng 3 Tết

(GLO)- Dưới tiết trời nắng đẹp, có chút se lạnh trong ngày mùng 3 Tết, khắp nơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, người người nô nức thăm thú, vui chơi để tận hưởng trọn vẹn không khí đầu năm mới. Người nô nức du xuân, chúc Tết thầy cô, người lo sửa soạn mâm cúng đưa ông bà, tổ tiên.