Hướng đến mục tiêu vùng động lực Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6-10-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đem lại thời cơ và động lực để Gia Lai phấn đấu trở thành vùng động lực khu vực Tây Nguyên.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 63-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW. Cùng với đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng xây dựng một số nghị quyết chuyên đề phù hợp, hướng đến mục tiêu xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Tiến nhanh trên “đường băng” tăng trưởng

Bằng quyết tâm tạo đột phá về phát triển lâm nghiệp bền vững, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kông Chro đã ban hành Chương trình số 38-CTr/HU nhằm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030. Mặt khác, UBND huyện cũng triển khai hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư phát triển lâm nghiệp, trồng rừng nhằm tạo sinh kế lâu dài, xóa đói giảm nghèo và tăng độ che phủ rừng.

huong-den-muc-tieu-vung-dong-luc-tay-nguyen.jpg
Gia Lai hướng đến mục tiêu trở thành vùng động lực của Tây Nguyên. Ảnh: Phạm Quý

Ông Nguyễn Thanh Minh-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kông Chro-khẳng định: Kông Chro là địa phương đi đầu trong tỉnh về thực hiện chỉ tiêu trồng rừng. Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện đã trồng hơn 5.974 ha rừng và 460 ha cây phân tán. Việc trồng rừng dần trở thành “đòn bẩy” giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát khỏi cảnh nghèo khó, vươn lên làm giàu.

Đến nay, huyện đã giao khoán 6.740 ha rừng cho cộng đồng, hộ gia đình; vận động 1.077 hộ dân tự nguyện kê khai hơn 2.785 ha đất nương rẫy để trồng rừng.

“Huyện ủy Kông Chro tích cực chỉ đạo thực hiện các giải pháp kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở chế biến lâm sản tại chỗ để giảm chi phí vận chuyển, bảo đảm việc tiêu thụ, nâng cao giá bán lâm sản, giúp người dân yên tâm tham gia trồng và phát triển rừng, tạo sự liên kết đầu tư trồng rừng sản xuất giữa người dân và doanh nghiệp”-ông Minh cho hay.

Trong giai đoạn 2020-2025, toàn tỉnh phấn đấu trồng 40.000 ha rừng. Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-nhấn mạnh: Qua 3 năm triển khai, toàn tỉnh đã có những thay đổi mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Cơ cấu sản xuất lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng ngày càng nâng cao giá trị gia tăng, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ngành lâm nghiệp đạt 6,58%.

Đặc biệt, giai đoạn 2021-2024, cả tỉnh trồng được hơn 33.105 ha rừng, đạt 82,76% chỉ tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU đề ra; thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên trên 1.058 ha; giao rừng, cho thuê rừng được hơn 28.449 ha. Chính sách giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng đã hỗ trợ hơn 16,3 tỷ đồng (bình quân gần 8,2 tỷ đồng/năm) cho 3.452 hộ dân. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,33%, đảm bảo các mục tiêu về phát triển rừng bền vững.

Trước thực trạng hạ tầng mang tính chiến lược chưa tạo ra điểm nhấn để thu hút đầu tư và thúc đẩy các ngành kinh tế chủ lực phát triển, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực của tỉnh đến năm 2030. Việc đầu tư hạ tầng giao thông mang tính kết nối trở thành yêu cầu cấp thiết để phá thế co cụm vốn là điểm nghẽn phát triển, tạo tiền đề, động lực để Gia Lai trở thành vùng động lực khu vực Tây Nguyên.

Kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU cho thấy, nhiều dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu quốc lộ 25; tỉnh lộ 663, 664, 665, đường liên huyện Chư Sê-Chư Pưh-Chư Prông đã hoàn thành đưa vào khai thác. Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (nâng cấp quốc lộ 19) về đích năm 2024; tỉnh lộ 666 (nối huyện Mang Yang và Ia Pa), tỉnh lộ 669 (nối huyện Kbang và thị xã An Khê) sẽ hoàn thành vào năm 2026. Các tuyến giao thông kết nối vùng Ayun Pa-Ea Hleo (Đắk Lắk), Kông Chro-Đồng Xuân (Phú Yên) cũng đang được xem xét bố trí vốn.

Ông Đinh Hữu Hòa-Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-thông tin: Dự án cao tốc Quy Nhơn-Pleiku đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án đầu tư; Quy hoạch Cảng Hàng không Pleiku thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, chờ xúc tiến đầu tư nâng cấp, mở rộng.

Mặt khác, hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh; giao thông kết nối đô thị vùng động lực, kết nối du lịch đang dần hoàn thiện để làm cơ sở kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư triển khai dự án trên địa bàn.

Việc hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối được kỳ vọng là trợ lực giúp Gia Lai tiến nhanh hơn trên “đường băng” tăng trưởng, trở thành cửa ngõ ra Biển Đông của Lào và Campuchia, đồng thời vươn xa hơn kết nối với các nước Thái Lan, Myanmar.

Không chỉ quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh còn chỉ đạo việc đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch đến năm 2030.

Bằng chứng thuyết phục là các mục tiêu mà Nghị quyết số 07-NQ/TU đề ra đều đạt kết quả khả quan. Từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh có 132 dự án được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư với số vốn hơn 86.861 tỷ đồng gồm: 34 dự án đã triển khai và đi vào hoạt động kinh doanh, 98 dự án chưa hoàn thành. Hoạt động xuất khẩu của tỉnh tăng trưởng tốt, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước đạt 800 triệu USD.

Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ

Cùng với việc hoàn thiện cơ chế chính sách, đầu tư kết cấu hạ tầng, tỉnh đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả nguồn lực, coi đây là một trong những khâu đột phá cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trên cơ sở Nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã An Khê xây dựng Nghị quyết số 03-NQ/TU về “Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống chính trị thị xã đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” và giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức cơ sở Đảng cũng như các đơn vị liên quan.

Bí thư Thị ủy An Khê Nguyễn Xuân Phước nhìn nhận: Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã, chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp từng bước được nâng lên. Công tác cán bộ được tiến hành đồng bộ, bài bản hơn từ khâu tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến xem xét bố trí, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển... đảm bảo phù hợp với điều kiện, đặc thù của từng cơ quan, đơn vị.

Đặc biệt, đội ngũ cán bộ được luân chuyển, điều động đều trong diện quy hoạch, có trình độ, năng lực và phẩm chất tốt, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ, góp phần đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Báo cáo tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI (mở rộng) sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU vào đầu tháng 11-2024 cho thấy: Các chỉ tiêu chủ yếu cơ bản đạt và vượt so với yêu cầu đặt ra. Trong đó, chỉ tiêu có từ 95% trở lên ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cấp huyện (tương đương) có trình độ cao cấp lý luận chính trị vượt 10,42%; chỉ tiêu có từ 30% trở lên cấp trưởng, phó các phòng, ban (tương đương), MTTQ, tổ chức chính trị-xã hội huyện và đơn vị sự nghiệp thuộc cấp ủy, chính quyền cấp huyện có trình độ cao cấp lý luận chính trị vượt 147,97%; chỉ tiêu có từ 50% trở lên cán bộ chủ chốt cấp xã (bí thư, phó bí thư, chủ tịch HĐND, UBND) có trình độ cao cấp lý luận chính trị cũng vượt 49,28%...

Tại hội nghị này, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các cấp ủy, đơn vị, địa phương tiếp tục rà soát và thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết số 02-NQ/TU.

Đồng thời, xác định xây dựng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu và cơ quan tham mưu về công tác cán bộ. Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng thiết thực, hiệu quả, chuyên sâu, bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu hợp lý, có sự chuyển giao, kế thừa chặt chẽ giữa các thế hệ, nhất là đối với cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số.

Còn tại buổi đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng vào cuối tháng 10-2024, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên cũng yêu cầu hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện tốt 4 chương trình trọng tâm Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra, đặc biệt là phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Có quyết tâm giữ được diện tích rừng và thực hiện công tác trồng rừng thì mới nâng diện tích rừng, tỷ lệ che phủ rừng để hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương”-Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của các nghị quyết này, cấp ủy, chính quyền các cấp đã và đang tổ chức thực hiện với tinh thần vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Nhiều giải pháp trọng tâm, trọng điểm và có tính khả thi cao đang được từng cơ quan, đơn vị và địa phương triển khai nhằm tạo đột phá để phát triển. Với sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tin rằng, Gia Lai sẽ sớm hoàn thành mục tiêu trở thành vùng động lực khu vực Tây Nguyên.

Có thể bạn quan tâm

Vững tin dưới cờ Đảng

Vững tin dưới cờ Đảng

(GLO)- Xuân Ất Tỵ 2025, Đảng ta tròn 95 mùa xuân. Đất nước nửa thế kỷ hòa bình thống nhất. Người dân vững tin vì Đảng đã cầm lái đưa dân tộc bước vào vận hội mới, kỷ nguyên giàu mạnh, phồn vinh.

“Kiến trúc sư” buôn làng

“Kiến trúc sư” buôn làng

(GLO)- Nhà sàn là kiến trúc đặc trưng của người Jrai. Để xây dựng một ngôi nhà sàn truyền thống thì không thể không nhắc đến những “kiến trúc sư” của buôn làng.

Mùi bếp, mùi tết

Mùi bếp, mùi tết

Cuối năm, gió đã chuyển mùa. Cái lành lạnh len lỏi trong từng nhành cây, ngọn cỏ và luồn qua từng kẽ hở bên khe cửa tràn cả vào ngóc ngách từng gian nhà. Trong không gian êm đềm, tôi cảm nhận rõ mùi bếp, mùi Tết đang về trên từng căn bếp nhỏ.

“Sống để kể lại” (*)

“Sống để kể lại” (*)

(GLO)- Giữa câu chuyện dài về chiến tranh, 2 cựu chiến binh Hà Xuân Nhắc và Nguyễn Minh Tân vẫn chưa thôi kinh ngạc mình có thể sống, có thể vượt qua bom đạn dày đặc như đan lưới. Tôi thì lại nghĩ, số phận đã định cho họ một sứ mệnh: Sống để kể lại một phần đời không thể tách rời với ký ức dân tộc.

Ba chị em ngành Y chinh phục “đấu trường” nhan sắc

Ba chị em ngành Y chinh phục “đấu trường” nhan sắc

(GLO)- Ba chị em Đinh Thị Thùy Trang, Đinh Y Quyên và Đinh Ta Bi đã tạo nên một "cơn sốt" trong các cuộc thi nhan sắc và thể hiện tài năng của mình. Cả 3 là con của bác sĩ Đinh Văn Quy-nguyên Trưởng khoa Da liễu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) ở tổ 6, phường Tây Sơn, TP. Pleiku.

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nguồn dược liệu vô cùng phong phú. Từ nguồn tài nguyên này, cộng đồng người Bahnar đã cho ra đời những bài thuốc quý, lưu dấu qua bao thế hệ.

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Việt lại náo nức với những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, nét đẹp tặng chữ đầu xuân đã trở thành một truyền thống hiếu học của dân tộc và mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho năm mới.

Bắt nhịp chuyển đổi số

Bắt nhịp chuyển đổi số

(GLO)- Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã đi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Các đơn vị, doanh nghiệp và người dân Gia Lai đang tận dụng những tiện ích của việc số hóa để phục vụ đời sống và tăng tốc phát triển.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.

Đại tá Lê Kim Giàu-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (thứ 4 từ phải sang) tặng quà và chúc Tết Đội K52. Ảnh: V.H

Tết của người lính K52 trên đất Campuchia

(GLO)- Trong khi bao gia đình rộn ràng đón Tết Ất Tỵ 2025 thì cán bộ, chiến sĩ Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) lại lên đường sang Campuchia làm nhiệm vụ. Dù xa nhà nhưng họ vẫn có cái Tết ấm cúng cùng đồng đội và người dân nước bạn.

Kể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

E-magazineKể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

(GLO)- Hầu hết các già làng đều cho rằng gùi mộc mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, là tiền thân của những chiếc gùi hoa văn mang tính thẩm mỹ cao. Vậy nhưng, những người có thể làm ra được gùi mộc nguyên bản trong cộng đồng hiện nay khá hiếm.

Cây trong vườn Bác

Cây trong vườn Bác

(GLO)- Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ môi trường tự nhiên trong lành và nâng cao đời sống cho người dân. Người chọn việc trồng cây là điểm xuất phát để bảo vệ môi trường và kêu gọi mọi người ra sức trồng cây, gây rừng.

Nữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

E-magazineNữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

(GLO)- Với đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo, kiến trúc sư Nguyễn Thị Kiên Giang (SN 1988, tổ 7, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã biến những thỏi đất sét, tấm nhựa composite thành sản phẩm trang trí nội thất, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

(GLO)- "Xuân về trên bazan" của tác giả Ngô Thanh Vân tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân, của sự đổi mới và hy vọng. Những hình ảnh "mầm non ngậm giọt sương mai", "lá hát điều gì mê say trong gió"... mang đến cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng, như làn sóng dịu êm của thiên nhiên đón chào một mùa xuân mới.

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

(GLO)- Năm 2024, cà phê tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai với sản lượng 210.000 tấn, kim ngạch đạt 620 triệu USD, tăng 26,53% so với năm trước và thị trường xuất khẩu được mở rộng ra 50 quốc gia.

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

(GLO)- Ngày Tết, hầu hết đều chọn đến những điểm vui chơi náo nhiệt trong các chuyến du Xuân. Song nhiều người chọn hòa mình vào thiên nhiên và núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến ưa thích.

Rộn ràng không khí đón xuân ngày mùng 3 Tết

Rộn ràng không khí đón xuân ngày mùng 3 Tết

(GLO)- Dưới tiết trời nắng đẹp, có chút se lạnh trong ngày mùng 3 Tết, khắp nơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, người người nô nức thăm thú, vui chơi để tận hưởng trọn vẹn không khí đầu năm mới. Người nô nức du xuân, chúc Tết thầy cô, người lo sửa soạn mâm cúng đưa ông bà, tổ tiên.