Chương trình lớp 1 mới: Dạy khổ, học khó, phụ huynh lo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chương trình giáo dục mới đang lộ ra nhiều vấn đề sau khi triển khai được 1 tháng, nhất là đối với học sinh lớp 1. Thay vì kỳ vọng được giảm tải, nhiều giáo viên đã bắt đầu than khổ, học sinh kêu học khó còn phụ huynh bắt đầu lo lắng.

 Chương trình học lớp 1 đang khiến phụ huynh lo lắng. Ảnh HN
Chương trình học lớp 1 đang khiến phụ huynh lo lắng. Ảnh HN



Giáo dục trước đây có khái niệm "lớp vỡ lòng" nghĩa là để các em làm quen, tạo hứng thú cho các em trong giai đoạn đầu tiếp thu kiến thức.

Bộ GĐ-ĐT nhiều năm nay cũng cấm việc dạy chữ trước khi học sinh bước vào lớp 1.

Thế nhưng với chương trình lớp 1 mới, nhiều phụ huynh cho rằng các em không được "vỡ lòng" mà vỡ ra một điều là việc học quá khó, quá khổ, nhất là môn Tiếng Việt.

"Con tôi ngày nào đi học về cũng mếu máo"; "Cô giáo nói con tôi chậm, không học nhanh bằng các bạn đã quen mặt chữ khi học mẫu giáo"; "Chúng tôi đi làm về đã mệt mỏi nhưng còn mệt mỏi hơn khi cùng con học đến 9-10 giờ tối"; "Chương trình mới kiểu gì mà khiến con tôi ngay từ lớp 1 đã sợ học"...

Quá nhiều phàn nàn từ các phụ huynh. Và một trong những điều đáng lo là chuyện "sợ học", "sợ bị so sánh" với các bạn ngay từ khi biết những chữ đầu tiên.

Có vẻ như các nhà giáo dục đang hướng tới việc đưa cho học sinh những thứ họ cần chứ không phải mang đến những điều các em muốn.

Thế nhưng, Bộ GĐ-ĐT vẫn cho rằng "chưa nhận được bất kỳ phản ánh chính thức nào từ giáo viên, cơ sở giáo dục, nhà khoa học về vấn đề này" và "khẳng định Bộ GDĐT sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến phản biện, vấn đề phát sinh. Khi có đầy đủ căn cứ khoa học, qua các giai đoạn, đánh giá nhiều mặt, chương trình sẽ được điều chỉnh kịp thời".

Như vậy có thể thấy ngay, với chương trình mới, lứa học sinh lớp 1 đang có nguy cơ đưa ra để thí nghiệm "đổi mới chương trình giáo dục".

Một đề án tốn kém lên tới hàng ngàn tỉ, được dư luận quan tâm mà cho đến nay vẫn "chưa đủ căn cứ khoa học", "chưa đánh giá nhiều mặt" thì còn đợi đến bao giờ?

Hệ luỵ của những cải tiến trong giáo dục vẫn còn đó, đơn cử như cả một thế hệ 7x trở thành nạn nhân của cải cách chữ viết và trở thành "thế hệ chữ xấu như gà bới" không cải thiện được.

Chỉ khi nào thoát được "giáo dục áp đặt" và thoát khỏi bệnh thành tích với việc nhồi nhét kiến thức ngay từ khi học lớp 1 thì mới hy vọng vào một cuộc đổi mới giáo dục thực chất.

Chương trình lớp 1 mới: dạy khổ, học khó, phụ huynh lo là một thực tế, Bộ GĐ-ĐT phải tiếp thu ngay chứ không thể "cứ để một vài năm rồi rút kinh nghiệm". Bởi có thể sẽ thêm một thế hệ học trò có nguy cơ bị ảnh hưởng lâu dài vì chờ người lớn rút sợi dây kinh nghiệm.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/chuong-trinh-lop-1-moi-day-kho-hoc-kho-phu-huynh-lo-841102.ldo
 

Theo LINH ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.