Chương trình lớp 1 mới: Dạy khổ, học khó, phụ huynh lo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chương trình giáo dục mới đang lộ ra nhiều vấn đề sau khi triển khai được 1 tháng, nhất là đối với học sinh lớp 1. Thay vì kỳ vọng được giảm tải, nhiều giáo viên đã bắt đầu than khổ, học sinh kêu học khó còn phụ huynh bắt đầu lo lắng.

 Chương trình học lớp 1 đang khiến phụ huynh lo lắng. Ảnh HN
Chương trình học lớp 1 đang khiến phụ huynh lo lắng. Ảnh HN



Giáo dục trước đây có khái niệm "lớp vỡ lòng" nghĩa là để các em làm quen, tạo hứng thú cho các em trong giai đoạn đầu tiếp thu kiến thức.

Bộ GĐ-ĐT nhiều năm nay cũng cấm việc dạy chữ trước khi học sinh bước vào lớp 1.

Thế nhưng với chương trình lớp 1 mới, nhiều phụ huynh cho rằng các em không được "vỡ lòng" mà vỡ ra một điều là việc học quá khó, quá khổ, nhất là môn Tiếng Việt.

"Con tôi ngày nào đi học về cũng mếu máo"; "Cô giáo nói con tôi chậm, không học nhanh bằng các bạn đã quen mặt chữ khi học mẫu giáo"; "Chúng tôi đi làm về đã mệt mỏi nhưng còn mệt mỏi hơn khi cùng con học đến 9-10 giờ tối"; "Chương trình mới kiểu gì mà khiến con tôi ngay từ lớp 1 đã sợ học"...

Quá nhiều phàn nàn từ các phụ huynh. Và một trong những điều đáng lo là chuyện "sợ học", "sợ bị so sánh" với các bạn ngay từ khi biết những chữ đầu tiên.

Có vẻ như các nhà giáo dục đang hướng tới việc đưa cho học sinh những thứ họ cần chứ không phải mang đến những điều các em muốn.

Thế nhưng, Bộ GĐ-ĐT vẫn cho rằng "chưa nhận được bất kỳ phản ánh chính thức nào từ giáo viên, cơ sở giáo dục, nhà khoa học về vấn đề này" và "khẳng định Bộ GDĐT sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến phản biện, vấn đề phát sinh. Khi có đầy đủ căn cứ khoa học, qua các giai đoạn, đánh giá nhiều mặt, chương trình sẽ được điều chỉnh kịp thời".

Như vậy có thể thấy ngay, với chương trình mới, lứa học sinh lớp 1 đang có nguy cơ đưa ra để thí nghiệm "đổi mới chương trình giáo dục".

Một đề án tốn kém lên tới hàng ngàn tỉ, được dư luận quan tâm mà cho đến nay vẫn "chưa đủ căn cứ khoa học", "chưa đánh giá nhiều mặt" thì còn đợi đến bao giờ?

Hệ luỵ của những cải tiến trong giáo dục vẫn còn đó, đơn cử như cả một thế hệ 7x trở thành nạn nhân của cải cách chữ viết và trở thành "thế hệ chữ xấu như gà bới" không cải thiện được.

Chỉ khi nào thoát được "giáo dục áp đặt" và thoát khỏi bệnh thành tích với việc nhồi nhét kiến thức ngay từ khi học lớp 1 thì mới hy vọng vào một cuộc đổi mới giáo dục thực chất.

Chương trình lớp 1 mới: dạy khổ, học khó, phụ huynh lo là một thực tế, Bộ GĐ-ĐT phải tiếp thu ngay chứ không thể "cứ để một vài năm rồi rút kinh nghiệm". Bởi có thể sẽ thêm một thế hệ học trò có nguy cơ bị ảnh hưởng lâu dài vì chờ người lớn rút sợi dây kinh nghiệm.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/chuong-trinh-lop-1-moi-day-kho-hoc-kho-phu-huynh-lo-841102.ldo
 

Theo LINH ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.