Trái tim của thầy giáo Sang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tính đến tháng 8.2024, anh Trương Chấn Sang (28 tuổi, giáo viên tiếng Anh Trường TH-THCS-THPT Phan Chu Trinh, TP.Dĩ An, Bình Dương) đã tặng được hơn 3.000 chiếc ba lô, 1.000 áo ấm, cùng 100 suất học bổng (khoảng 50 triệu đồng) cho các em học sinh khó khăn ở nhiều tỉnh thành, vùng miền.

"Làm được bao nhiêu đều dành dụm đi làm thiện nguyện", câu này có lẽ đúng với anh Sang. Từ tháng 4.2024, anh Trương Chấn Sang mới về ngôi trường nói trên dạy học, còn trước đó, từ năm 2017, anh dạy tiếng Anh tại các trung tâm. Dù làm việc ở đâu, có lương là Sang cất đi một khoản để dành mua ba lô, đồ dùng học tập, áo ấm, hoặc xây nhà nhân ái cho các em nhỏ ở những vùng đặc biệt khó khăn.

Tháng 7.2023, anh Sang tặng ngôi nhà "Khăn quàng đỏ" trị giá 65 triệu đồng cho một em học sinh ở Gia Lai có ba bị bệnh tim, mẹ mất sức lao động. Tháng 8.2024, anh góp 35 triệu đồng xây nhà nhân ái cho một người nghèo ở xã Hòa Phú, H.Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Cũng trong tháng 8 này, trước thềm năm học mới 2024-2025, anh tới Khoa Nhi - Nhiễm, Bệnh viện Q.8, TP.HCM, tặng 100 ba lô, 100 phần quà là đồ dùng học tập cho các bệnh nhi nghèo. Mới đây, anh đã cho ra mắt cuốn sách đầu tay Hãy cứ mơ đời sẽ nên thơ (NXB Dân trí), và toàn bộ số tiền bán sách đang được anh dành riêng để gây quỹ xây dựng một trường học cho trẻ em ở miền núi phía bắc.

Thầy giáo Trương Chấn Sang luôn làm việc, tham gia hoạt động thiện nguyện với tâm niệm “cho đi nhiều hơn”. nh ẢNH: NVCC

Thầy giáo Trương Chấn Sang luôn làm việc, tham gia hoạt động thiện nguyện với tâm niệm “cho đi nhiều hơn”. nh ẢNH: NVCC

Thầy giáo trẻ nhận giải thưởng Thanh niên sống đẹp của T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên VN năm 2023, đồng thời được nhận bằng khen của UBND tỉnh Bình Dương năm 2022 và năm 2024 về những thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào thanh niên tỉnh Bình Dương, cho biết anh chỉ có một lý do để luôn cố gắng làm việc, cống hiến với nghề giáo, đó là "cho đi nhiều hơn".

Trương Chấn Sang từng là một cậu học sinh ở tận cùng của sự khó khăn. Mồ côi cha, anh trai và chị gái đều mất sớm vì bệnh; bản thân anh từng bị tai nạn giao thông, thập tử nhất sinh. Gia cảnh quá khó khăn, mẹ anh nương tựa cửa chùa làm công quả. Sang còn được đi học là nhờ xin cơm trong chùa. Và rồi, anh nhận được những tấm lòng của thầy cô, bạn bè, người quen và cả những người chưa hề quen biết. Từ đó, anh được học hành, được trở thành giáo viên đúng như mơ ước, mua được nhà ở Bình Dương, bây giờ anh vẫn tiếp tục được học bổng để học thạc sĩ.

"Giúp đỡ những em học sinh còn khó khăn - như tôi của ngày xưa - là cách để tôi trả ơn cuộc đời. Mỗi một mầm cây, nếu có người nâng đỡ, vun tưới từ lúc mới nhô lên khỏi mặt đất, cái cây ấy sau này chắc chắn sẽ vững chãi, kiên cường", thầy giáo Trương Chấn Sang bộc bạch.

Theo Thúy Hằng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.