Thể thao học đường và cách tiếp cận mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Xã hội hóa thể thao và thể thao học đường luôn là những cột trụ trong các đề án, chương trình và chiến lược phát triển của ngành thể thao, nhưng việc triển khai và những hiệu quả thực tiễn đạt được vẫn còn xa so với kỳ vọng.

Công tác xã hội hóa thể thao được triển khai khá sớm nhưng sau giai đoạn ban đầu phát triển thuận lợi, tác động mạnh mẽ đến đời sống thể thao, đến nay, ngoài bóng đá, chúng ta vẫn chưa tạo ra các liên đoàn, hiệp hội mạnh và nguồn lực đầu tư vẫn chỉ rơi vào vài môn có tính quảng bá tốt.

Trong khi đó, thể thao học đường chỉ dừng lại ở các sự kiện dành cho học sinh, sinh viên chứ chưa hình thành được môi trường thể thao chuyên nghiệp, chưa trở thành một lựa chọn nghề nghiệp cho thế hệ trẻ. Điều cấp thiết là tìm ra nguyên nhân gây chậm trễ, thậm chí là có phần chệch hướng của 2 định hướng trên.

Có thể đặt vấn đề: Tại sao Thể thao Việt Nam có tầm nhìn tốt từ sớm, liên tục xác định tầm quan trọng của 2 cột trụ trên, nhưng càng làm thì càng lùi xa so với mục tiêu? Vì áp lực thành tích ngắn hạn nên chúng ta không tập trung, hay vì nhận thức chưa đầy đủ dẫn đến sự thiếu gắn kết giữa những bộ ngành, giữa nguồn lực xã hội và cơ quan quản lý thể thao? Thất bại ở các đấu trường đỉnh cao như Asiad, Olympic cho thấy, nếu chúng ta không tạo ra sự vững chãi của các cột trụ ấy, sẽ khó vươn cao.

Không thể chậm trễ trong việc cải tổ hoạt động xã hội hóa và thể thao học đường. Sau một quá trình dài hoạt động thiếu hiệu quả, nhiều liên đoàn, hiệp hội hiện rơi vào trạng thái “có cũng như không”, trở thành “cánh tay nối dài” của cơ quan quản lý, dần dà mất đi chức năng quan trọng nhất là thu hút nguồn lực xã hội để đầu tư cho thể thao đỉnh cao.

Độ vênh quá lớn giữa một liên đoàn như Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) so với các môn thể thao đã nói lên tất cả. Thế nên, nếu không rà soát, giám sát và cải tổ, các liên đoàn, hiệp hội có khi còn cản trở, làm chậm tiến trình chuyên nghiệp hóa các môn thế mạnh vốn rất cần sự chung tay của cộng đồng. Nói cách khác, bên cạnh việc xác định môn thế mạnh, đầu tư trọng điểm, chúng ta nên xem lại quy mô, hiệu quả của các tổ chức xã hội có liên quan. Tránh tình trạng môn nào cũng có, lập ra rồi để đó…

Thể thao học đường lại cần một cách tiếp cận mới. Lĩnh vực này vẫn được xếp vào phân khúc thể thao phong trào, nên để tạo được sự chuyển biến, chúng ta có thể lựa chọn góc nhìn khác. Hội khỏe Phù Đổng phải chuyển thành một đại hội thể thao học sinh, sinh viên được tổ chức hàng năm, với sự tham gia của các câu lạc bộ được định danh hoặc có đăng ký hoạt động chính thức và việc tham gia vào câu lạc bộ này sẽ có lợi trong việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh, sinh viên...

Nói cách khác, việc chủ trì thể thao học đường thuộc về ngành thể thao, thay vì chỉ là một hoạt động thể chất thuần túy của ngành giáo dục - đào tạo như hiện nay. Khi đó chúng ta mới hy vọng tìm được tài năng cũng như huấn luyện viên xuất thân từ môi trường học đường. Để gia tăng đóng góp thiết thực cho thể thao đỉnh cao, tiến trình xã hội hóa và thể thao học đường cần cách tiếp cận mới, phù hợp với sự phát triển của thể thao thế giới.

Theo ĐĂNG LINH (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Từ thiện minh bạch

Từ thiện minh bạch

Việc Ủy ban T.Ư MTTQ VN công bố sao kê cụ thể số tiền người dân và các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị bão lụt đã thực sự tạo ra một 'cơn bão' trên mạng xã hội.
Đừng câu like trên sự đau thương

Đừng câu like trên sự đau thương

Những ngày qua, công an các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và một số địa phương khác đã làm việc, xử phạt nhiều người vì dùng tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật về tình hình mưa lũ và những thiệt hại gây ra.
Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.
Trước thảm họa

Trước thảm họa

Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.
Ý thức rõ trước thiên tai

Ý thức rõ trước thiên tai

Có thể nói, đến chiều qua, mọi công tác ứng phó với cơn bão số 3 gần như đã hoàn tất. Sự chủ động được phát đi từ trung ương, địa phương và cụ thể từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.
Nghịch lý không vô lý

Nghịch lý không vô lý

Khách tăng vọt nhưng khách sạn, nhà hàng vẫn lỗ; các công ty lữ hành, hàng không vẫn khó... Nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại không hề vô lý, thậm chí cũng không có gì mới mẻ. Thực chất bao năm qua, ngành du lịch nói riêng và nhiều ngành khác vẫn đứng trước câu hỏi, chất hay lượng?