Gương mặt thơ: Đinh Thị Thu Vân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thập niên 80 của thế kỷ trước, chúng tôi đã rất say mê chuyền tay nhau đọc thơ của mấy nhà thơ nữ phía Nam như: Lê Thị Kim, Song Hảo, Đinh Thị Thu Vân... Chị Vân khi ấy rất nổi tiếng với 2 bài thơ “Nếu không có ngày ba mươi tháng tư” và “Con tem quân đội”.

Năm 1981, chị được tặng thưởng thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội với chùm 3 bài thơ: “Áo người yêu”, “Con tem quân đội”, “Bài thơ lục bát của anh”. Cùng năm, bài thơ “Nếu không có ngày ba mươi tháng tư” được giải C cuộc thi thơ của Báo Văn nghệ. Sau đấy chị được tặng thưởng Văn học 5 năm của Bộ Quốc phòng với tập thơ “Thay cho lời hát ru anh”.

Rồi sau này, khi quen biết chị, tôi thấy chị với thơ chả khác nhau bao nhiêu. Một người lặng lẽ, nhưng sâu sắc, nói chuyện với chị rất thích. Chị vẫn có cái ngơ ngác của nhà thơ trước cuộc đời nhưng lại rất chín chắn trong cảm xúc. Lặng lẽ chăm sóc bạn bè như một lẽ đương nhiên, một nhu cầu tự thân. Và, thơ chị nó cũng cứ thăm thẳm lặng lẽ, thăm thẳm chịu đựng và thăm thẳm xa xót như thế.

Từ những ngày đầu, với tình yêu, chị cũng đã ngập ngừng gìn giữ: “Hiểu giùm em phút bâng khuâng/Giấu trong câu nói nửa chừng lặng im/Nói thương người lính trong tem/Chính là thương lắm người bên cạnh mình!” (Con tem quân đội) thì sau này chị giấu biệt nó thành: “tay vẫn mượt, tóc vẫn mềm, sau tê tái/ngày tháng buồn thăm thẳm ấy, em quên/này quá khứ này tương lai, vì nhau, xin khép lại/còn mỗi chiều này em dỗ xót xa phai”.

Đọc thơ chị cứ cho ta cái cảm giác mênh mang của những chiều đồng bằng, những bông súng nở, nước dập dềnh với hoàng hôn và sự cô đơn dịu dàng, cô đơn để mà mạnh mẽ, cô đơn để mà cảm nhận, cô đơn để mà “nhớ vỡ trái tim rồi/cả người em chứa toàn nước mắt!”. Những nỗi nhớ biêng biếc, những nỗi nhớ dịu dàng và nỗi nhớ làm nên dấu ấn thi nhân...

Chị hiện sống và sáng tác ở Long An, từng là Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Long An, Ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



Có ai buồn với tôi không



có ai buồn với tôi không

hắt hiu ngàn gió thổi mông lung chiều

rạc rời hương sắc thương yêu

dường như nhung nhớ thoáng rêu phong rồi.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

dường như người chớm quên người

dường như đêm bớt đầy vơi đẫm lòng

có ai buồn với tôi không

tàn tro lạc mất, còn mong mỏi gì!



này ai, buồn với tôi đi

lẻ loi đã đợi ôm ghì rỗng không

hắt hiu ngàn gió mông lung

có ai buồn với tôi trong kiếp này?




Đủ cho lòng trở giấc



bất chợt nụ cười quen

trên phố chiều đông đúc

ai đó vừa gọi tên

đủ cho lòng trở giấc...



gió lay mềm mái tóc

gió ươm đằm ước mơ

ơi gió thời thiếu nữ

đã về đây bao giờ?



đã về đây óng ánh

màu nắng vàng xuân xưa

đã về đây mật ngọt

thuở trăng gầy non tơ.



về bên tôi tất cả

nông nổi và ngây thơ

về bên tôi chia sẻ

về bên tôi cận kề.



về bên nhau vội nhé

kẻo mai kia trễ tràng

e lòng tôi lạnh giá

sau rất nhiều nắng sương...


Trước màu hoa thủy cúc



thế mà em đoạn đành quên

chiều nay nâng dáng hoa mềm se đau

đã từng thương đã lao xao

trắng mong manh ấy từng nao hồn gầy.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

rồi qua... qua mất ngây say

hoa phai phận mỏng, em đầy phận em...

đuối lòng, quên cả tên, quên

này đây thủy cúc đây miền nhớ xưa.



này đây phiến lá loang mưa

em nghiêng xuống bỏ chơ vơ cuối trời

trắng xanh này trắng xanh ơi

dù em lạt lẽo vẫn vời vợi mong...



mà anh-em chẳng bạc lòng

sao xa như thể mình không là gì!

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.