Giải báo chí Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam nhận bài dự thi đến hết 30/9

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giải báo chí Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam dành cho các tác phẩm báo chí được đăng, phát từ ngày 5/9/2023 đến hết ngày 5/9/2024, gồm các thể loại báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Chiều ngày 1/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức họp báo Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam lần thứ VII năm 2024.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho hay đây là năm thứ 7 Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam được tổ chức.

Giải nhằm tôn vinh các tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc viết về sự nghiệp giáo dục, về các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, qua đó nhấn mạnh giá trị, nâng cao tầm quan trọng của ngành giáo dục đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội đối với sự nghiệp giáo dục Việt Nam.

Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, qua mỗi năm, ban tổ chức rút kinh nghiệm để giải ngày càng có ý nghĩa, mang lại giá trị lớn và lan tỏa những giá trị tích cực đến xã hội.

Bên cạnh phản ánh những vấn đề nóng, những tấm gương, mô hình tiêu biểu, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn bày tỏ mong muốn các tác phẩm dự thi sẽ đề cập đến những vấn đề có tính hệ thống, tác động lâu dài như các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các tác phẩm có tầm nhìn, với những dự báo để ngành giáo dục có thêm cơ sở hoàn thiện chính sách.

Ban tổ chức cũng bày tỏ khuyến khích các tác phẩm phát hiện vấn đề, nêu các điểm nghẽn, các yếu tố dẫn đến những mặt tiêu cực cản trở sự phát triển của giáo dục với tinh thần xây dựng đồng thời nêu ra được các giải pháp để giải quyết các điểm nghẽn đó.

Trước câu hỏi về vấn đề giải thưởng chưa có thể loại ảnh báo chí, ban tổ chức cho hay trên thực tế, đây là thể loại số lượng tác phẩm chưa nhiều. Vì vậy, ban tổ chức sẽ có khảo sát trước khi quyết định có trao giải riêng cho thể loại này hay không, tránh việc số lượng tác phẩm tham gia không nhiều, làm ảnh hưởng đến chất lượng giải.

Năm nay, Giải báo chí Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam dành cho các tác phẩm báo chí được đăng, phát từ ngày 5/9/2023 đến hết ngày 5/9/2024, gồm các thể loại báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình.

Tác phẩm dự thi với báo in và báo điện tử là một bài hoặc một loạt bài không quá 5 kỳ. Với loại hình phát thanh, mỗi tác phẩm là một hoặc loạt chương trình phát thanh (không quá 5 chương trình, mỗi chương trình không quá 60 phút). Với truyền hình, mỗi tác phẩm phải là một hoặc loạt chương trình (không quá 5 chương trình, mỗi chương trình không quá 120 phút).

Ban tổ chức sẽ trao một giải đặc biệt và giải thưởng cho mỗi loại hình báo chí. Mỗi loại hình trao một giải nhất, hai giải nhì, ba giải ba và một số giải khuyến khích. Ngoài ra, nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải được nhận biểu trưng “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” và quà.

Lễ tổng kết và trao giải được tổ chức và truyền hình trực tiếp trên VTV, dự kiến vào ngày 16/11.

Có thể bạn quan tâm

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...
Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

(GLO)- Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

(GLO)- Lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở còn nằm nôi cho đến lúc trưởng thành. Để rồi, khi mùa Vu Lan báo hiếu đến, chúng ta lại nhớ về mẹ cùng lời ru xưa đầy yêu thương và nguyện khắc ghi trên mỗi bước đi cuộc đời...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.