Thủ tướng Hungary bất ngờ đến Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đến Bắc Kinh ngày 8-7 để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Thông tin trên được công bố bởi phát ngôn viên chính phủ Hungary Bertalan Havasi.

"Sứ mệnh hòa bình của Thủ tướng Viktor Orban vẫn tiếp tục" – phát ngôn viên Havasi nhấn mạnh.

Đây là chuyến công du nước ngoài bất ngờ thứ 3 của Thủ tướng Orban kể từ khi Hungary tiếp quản ghế Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) vào đầu tháng 7.

Nhà lãnh đạo Hungary vừa sang thăm Ukraine và hội đàm với Tổng thống Volodymyr Zelensky, tiếp đến gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin, mục đích là thực hiện "sứ mệnh hòa bình", dù thừa nhận không đại diện cho EU.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức họp báo chung tại Budapest hồi tháng 5-2024. ẢNH: REUTERS

Thủ tướng Hungary Viktor Orban (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức họp báo chung tại Budapest hồi tháng 5-2024. ẢNH: REUTERS

Chuyến đi tới Moscow của Thủ tướng Orban đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều nước EU và NATO mà Hungary là thành viên.

Reuters mô tả Hungary dưới thời Thủ tướng Orban đã trở thành đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Trung Quốc - trái ngược với một số quốc gia EU khác đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chuyến thăm của ông Orban cũng diễn ra vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh NATO nhằm giải quyết vấn đề viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine.

Tháp tùng chuyến thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Orban còn có Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto.

Lẽ ra, theo kế hoạch vào ngày hôm nay (8-7), ông Szijjarto sẽ có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock tại Budapest. Tuy nhiên, chính phủ Hungary quyết định hủy cuộc gặp với lời giải thích "do lịch trình của Bộ trưởng Ngoại giao Hungary có sự thay đổi không lường trước được" và việc hủy họp "hoàn toàn mang tính kỹ thuật chứ không phải chính trị".

Thủ tướng Orban là một trong các lãnh đạo EU có lập trường thân thiện nhất với Nga. Ông thường xuyên chỉ trích các kế hoạch hỗ trợ về quân sự, tài chính của châu Âu cho Ukraine.

Nhà lãnh đạo Hungary cũng công khai phản đối EU tổ chức đàm phán về việc kết nạp Ukraine và các lệnh trừng phạt của khối đối với Nga.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".