EU khẳng định Israel không có quyền bác bỏ giải pháp hai nhà nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phát biểu tại cuộc họp báo với người đồng cấp Ai Cập Shoukry, đại diện cấp cao EU khẳng định: “Một điều rõ ràng là Israel không thể có quyền phủ quyết đối với quyền tự quyết của người dân Palestine".
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 23/1, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cho rằng Israel không được phép đơn phương ngăn chặn việc thành lập một nhà nước Palestine sau xung đột tại Gaza.

Phát biểu tại một cuộc họp báo với người đồng cấp Ai Cập Sameh Shoukry tại Brussels (Bỉ), ông Borrell khẳng định: “Một điều rõ ràng là Israel không thể có quyền phủ quyết đối với quyền tự quyết của người dân Palestine. Liên hợp quốc nhiều lần công nhận quyền tự quyết của người Palestine. Không ai có thể bác bỏ điều đó”.

Về phần mình, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry nhấn mạnh cộng đồng quốc tế đều đồng thuận quan điểm cho rằng cần giải quyết xung đột giữa Palestine và Israel dựa trên cơ sở giải pháp hai nhà nước.

Ông Shoukry cho rằng: “Đã đến lúc thực hiện điều này và cộng đồng quốc tế có phương tiện, nguồn lực và cơ chế để làm vậy”.

Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Ai Cập cũng cảnh báo nguy cơ người dân di tản khỏi Gaza sẽ xảy ra nếu không nhận được đủ hàng viện trợ nhân đạo.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi ông Borrell ngày 22/1 chủ trì cuộc họp giữa ngoại trưởng 27 nước thành viên EU và các nhà ngoại giao hàng đầu của Chính quyền Palestine, Israel và một số nước Arab.

Trước thềm cuộc họp, ngày 21/1, EU đã soạn thảo một kế hoạch 10 điểm cho một giải pháp toàn diện, đáng tin cậy về cuộc xung đột Hamas-Israel.

Kế hoạch của EU vạch ra một loạt bước đi mà cuối cùng có thể mang lại hòa bình cho Dải Gaza, thành lập một nhà nước Palestine độc lập, bình thường hóa quan hệ giữa Israel và thế giới Arab, đồng thời đảm bảo an ninh lâu dài trong khu vực.

Một yếu tố quan trọng trong lộ trình hòa bình mới của EU là “hội nghị hòa bình trù bị” có sự tham gia của EU, Mỹ, Ai Cập, Jordan, Saudi Arabia, Liên đoàn Arab và Liên hợp quốc.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (bìa phải) và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Bernama

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan làm cố vấn không chính thức vào năm 2025

(GLO)- Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại TP. Putrajaya (Malaysia), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo đã bổ nhiệm ông Thaksin Shinawatra làm cố vấn không chính thức vào năm 2025 khi Malaysia đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.