Dọc miền đỗ mai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Nếu hoa muồng vàng mê mải triền thu, dã quỳ rực rỡ báo đông cùng vạt cỏ hồng quyến rũ thì những cánh đỗ mai bay trong chiều gió báo tin rằng mùa xuân đã cận kề.

Mùa đỗ mai về như một lời chào mùa xuân, một món quà bất ngờ mà tạo hóa ban tặng cho con người. Nhớ những ghi chú trong sách rằng, đỗ mai có nguồn gốc từ châu Mỹ, tên khoa học là Gliricidia sepium, thuộc họ đậu (Fabaceae) lá kép với màu xanh pha trắng.

Đỗ mai có nhiều tên gọi như: điệp anh đào, đào đậu, cọc rào, hồng mai… Nhiều người vẫn lầm tưởng đó là hoa anh đào (một loài hoa có nguồn gốc từ Nhật Bản), có lẽ bởi hoa nở rộ khi xuân về và màu hoa cũng tựa như sắc hoa anh đào. Cũng có tài liệu cho rằng, vì quả của đỗ mai giống quả đậu và hoa thì giống như hoa mai nên tên gọi hoa đỗ mai cũng từ đó mà ra.

Dễ dàng nhận ra mùa hoa đỗ mai tùy theo thời tiết từng vùng và chúng di cư cũng theo quá trình tiếp diễn, thích ứng của khí hậu. Lúc đầu ngự trên núi cao (xứ lạnh) sau đó dần hạ sơn về với biển (xứ nóng) như Vũng Tàu, Nha Trang... Cũng chính vì thế, ở Tây Nguyên một số vùng khí hậu lạnh sớm nên cứ đầu tháng Chạp, cây đỗ mai trút hết lá thành hình chuông nhỏ xòe nở, khoe sắc dày đặc trên cành, mang đến vẻ dịu dàng níu chân du khách đường xa. Đến đầu tháng 2 cuối tháng 3 dương lịch, những vùng đỗ mai xứ biển lại bật hoa khoe sắc.

Hoa đỗ mai ở Biển Hồ (TP. Pleiku). Ảnh: Phạm Quý

Hoa đỗ mai ở Biển Hồ (TP. Pleiku). Ảnh: Phạm Quý

Đỗ mai thường mọc thành chùm ở nách lá, có màu hồng lơ hay trắng, hình dạng hoa so đũa, hương hoa thơm thoảng nhưng sắc hoa thì lưu luyến. Khi nở thì nhanh tàn nhưng bù lại hết lớp này đến lớp khác, lại không nở rộ một lần, nên ta có cảm giác hoa không phai là thế. Có thời gian nhìn ngắm kỹ, quan sát từng cánh đỗ mai sẽ thấy sắc hồng đậm hơn ở bên ngoài, và giữa cánh lại có màu vàng nhẹ, càng gần cuống, sắc hồng càng nhạt dần. Tiết trời càng lạnh, hoa càng thắm đẹp.

Tôi vẫn luôn thắc mắc vì sao đỗ mai có nhiều ở những vùng bạt gió và rực rỡ nơi ven hồ, trong vườn rẫy và có xen ở cung đường đến Biển Hồ chè, hay dọc quốc lộ 14 đoạn từ xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) lên Kon Tum. Tôi đặc biệt ấn tượng với cây đỗ mai cô đơn ven quốc lộ 14, nhất là khi mùa xuân về. Không hiểu cây bám rễ đất này tự bao giờ mà cứ lặng thầm nở những mùa hoa thao thiết. Phải chăng, cây nở hoa để ủi an nỗi cô đơn rực rỡ riêng mình.

Lúc đầu, đỗ mai đến với xứ này để làm cây cho bóng mát, được người dân trồng làm hàng rào ở các vườn cà phê, bao bọc quanh những sườn rẫy, ven đồi. Nghe người dân nơi đây kể lại, khi mùa xuân về, họ thường có sở thích ra vườn rẫy hay ven đường, tiện cắt một cành đỗ mai cắm bình, hay trưng vào chậu để thay cho hoa đào. Nhưng khi cắm vào bình hoa lại mau tàn nên dần dần không được ưa chuộng. Phong trào cắm hoa đỗ mai vào bình cũng nhạt dần từ dạo đó. Sau này, cùng với hoa cà phê và một số loài hoa dại khác, hoa đỗ mai còn dùng làm nguồn để nuôi ong lấy mật, dù cánh hoa đỗ mai rất mỏng manh, nhưng sức hút hấp dụ loài ong hút mật để tạo phấn hoa càng lúc được phổ biến trong giới nuôi ong.

Dưới bóng một cây đỗ mai đã già, từ gốc lên đến nơi chia nhánh, vươn dáng cây thách thức thời gian. Dưới gốc u lồi ươm rất nhiều nhánh cây nở hoa, đơm mùa. Tôi thấy một lão nông khoác chiếc áo màu xanh bạc màu thời gian đang câu cá ven hồ. Thỉnh thoảng, ông ngước nhìn cành hoa rồi lại xa xăm hoài niệm.

Lân la trò chuyện, ông kể rằng, ông gắn bó với nơi đây cũng cả đời người. Chứng kiến thăng trầm đổi thay của vùng đất từ lúc hoang sơ cho đến khi nơi đây trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách, nhìn vào đâu, ông cũng thấy đỗ mai như đứng đó, bên xuân đang về. Cùng những chuyện của hoa, chúng tôi kể nhau nghe câu chuyện của đời mình.

Bên màu nắng đã dịu, khi chiếc áo len cùng khăn choàng ven hồ ngày mới, khi mùa gió dội vào lòng người hàng ngàn bông hoa rơi bay. Chợt nghĩ, đã lâu lắm rồi những bận bịu công việc, lấy đâu thảnh thơi mà lắng đọng cùng hoa. Nên được phút nghỉ ngơi dịp lễ đầu năm, bên ngọn gió thanh tân mùa sang, xen từng hạt nắng qua chùm hoa, tôi dành ít phút thả bộ dưới bạt ngàn hoa đỗ mai ngay cạnh cầu treo Biển Hồ.

Khung cảnh như áng mây bồng bềnh lơ lửng giữa hồ nước thanh bình, lòng chợt bâng khuâng. Và chỉ thế thôi, tôi thấy biết ơn cuộc đời bên trọn vẹn yêu thương, đủ để lắng lại, kịp để tôi nhìn lại được mất cuộc đời, ngoảnh mặt mà đi qua ngày tháng cũ để chào đón hân hoan rộn rã một năm mới đang kề bên.

Có thể bạn quan tâm

 Âm thanh mùa hạ

Âm thanh mùa hạ

(GLO)- Quê tôi có cụm từ “nắng de (ve) kêu” để chỉ cái nắng gay gắt khi vào hè. Do vậy, buổi trưa khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc dàn đồng ca của lũ ve sầu đinh tai nhức óc ở hàng cây mù u hai bên đường làng cất lên.
Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.
Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...
Mùa gặt

Mùa gặt

(GLO)- Nhắc đến Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ đến những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những rẫy cà phê, cao su ngút ngàn trên đất đỏ bazan trù phú.
Ly cà phê tím

Ly cà phê tím

Sông Túy Loan tím ngát. Những vệt ráng mây in bóng tím. Dãy núi xa xa in bóng tím. Đó là khi hoàng hôn, khi trời nước hoàng hôn, khi lòng người hoàng hôn! Nước nhuốm màu tâm trạng gã “trai Quảng” đã cũ, đã đi qua quãng đời gập ghềnh, sóng gió, nay về soi mặt vào sông quê.
Khoảng lặng bình yên

Khoảng lặng bình yên

(GLO)- Hàng ngày, cửa sổ phòng tôi vẫn mở về phía núi. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ, chỉ cần phóng tầm mắt ra xa, nhấp một ngụm trà là đã có thể tự hào với bạn bè rằng mình thuộc về núi rừng và phố núi luôn là “background” phía sau cuộc đời mình.
Mùa trâm chín

Mùa trâm chín

(GLO)- Thấy cô bạn chia sẻ hình ảnh những quả trâm chín đựng trong chiếc nón lá với dòng status “Tuổi thơ dữ dội”, lòng tôi trào dâng bao hoài niệm. Những quả trâm chín tím mọng kia chính là một phần của tuổi thơ tôi.