Nâng cao nhận thức về an toàn, vệ sinh lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm qua, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được các doanh nghiệp chú trọng nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động (NLĐ) và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Từng để xảy ra tai nạn lao động gây thiệt hại về người nên Nhà máy Đường An Khê hiểu rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo các quy định về ATVSLĐ. Ông Nguyễn Đình Hà-Chủ tịch Công đoàn cơ sở Nhà máy Đường An Khê-cho biết: Hàng năm, Công đoàn Nhà máy đề xuất Ban Giám đốc xây dựng các văn bản nội bộ của đơn vị như: nội quy lao động, thang bảng lương, định mức lao động, quy chế khen thưởng hay chế độ chính sách cải thiện điều kiện lao động đối với công nhân. Cùng với đó, Công đoàn cũng tích cực tuyên truyền, vận động công nhân tuân thủ quy định, nội quy lao động. Theo quy định, nếu không mang đồ bảo hộ lao động thì công nhân sẽ không được vào vị trí làm việc. Từ đó, Nhà máy hạn chế được thấp nhất rủi ro trong sản xuất.

Công nhân vận hành dây chuyền hệ thống bốc hơi Nhà máy Đường An Khê làm việc trong môi trường an toàn. Ảnh: Đ.Y

Công nhân vận hành dây chuyền hệ thống bốc hơi Nhà máy Đường An Khê làm việc trong môi trường an toàn. Ảnh: Đ.Y

Ông Võ Văn Trưởng-công nhân vận hành dây chuyền hệ thống bốc hơi Nhà máy Đường An Khê-cho hay: “Dây chuyền hệ thống bốc hơi có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất đường của Nhà máy. Vì vậy, công tác ATVSLĐ tại hệ thống này luôn được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt. Hàng ngày, chúng tôi đều phải thực hiện tốt nội quy, quy định của Nhà máy”.

Sản xuất và chế biến cao su là ngành nghề độc hại, tiềm ẩn nhiều rủi ro về tai nạn lao động nếu không chủ động phòng ngừa. Vì vậy, nhiều năm qua, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông luôn chú trọng công tác tập huấn ATVSLĐ cho công nhân để tránh những rủi ro. Ông Võ Toàn Thắng-Tổng Giám đốc Công ty-cho biết: Hàng năm, Công ty trích hơn 10 tỷ đồng để mua đồ bảo hộ lao động cấp phát cho công nhân. Ngoài ra, trước vụ sản xuất, Công ty tổ chức tập huấn công tác ATVSLĐ với mục đích nâng cao nhận thức, đảm bảo ATVSLĐ cho công nhân, ngăn ngừa tai nạn, cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường. Hiện Công ty đã thành lập Hội đồng An toàn vệ sinh viên với 160 thành viên. Ở các tổ, đội sản xuất đều có mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Mạng lưới này ngoài đảm nhiệm công việc chuyên môn còn được phân công phụ trách theo dõi hàng ngày việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ của công nhân, NLĐ. Trong quá trình theo dõi, nếu phát hiện công nhân không thực hiện nghiêm về trang bị bảo hộ lao động sẽ nhắc nhở và đưa vào bình xét thi đua cuối năm.

Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông luôn đảm bảo ATVSLĐ trong sản xuất. Ảnh: Đinh Yến

Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông luôn đảm bảo ATVSLĐ trong sản xuất. Ảnh: Đinh Yến

Với phương châm phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo đảm ATVSLĐ cho công nhân, đầu năm 2019, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông đã dành hơn 40 tỷ đồng để đầu tư Dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su, từ cột B lên cột A theo Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp, công suất 1.200 m3/ngày đêm. Dự án đã hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2020. Tổng Giám đốc Công ty thông tin thêm: Ngoài tăng cường kinh phí cho công tác ATVSLĐ, bảo vệ môi trường làm việc, sản xuất cho công nhân, NLĐ, Công ty còn đẩy mạnh tuyên truyền bằng hình ảnh trực quan như lắp đặt các biển báo, pa nô, khẩu hiệu và băng rôn với thông điệp rất rõ về an toàn lao động trong sản xuất, chế biến mủ cao su để nhắc nhở NLĐ làm việc an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, Công ty còn tăng cường hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về chế độ chính sách liên quan đến ATVSLĐ, các nguyên nhân rủi ro gây tai nạn lao động và các biện pháp phòng ngừa để công nhân, NLĐ nắm bắt, thực hiện.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện hết trách nhiệm đối với công tác này; nhiều công nhân, NLĐ chưa hiểu hết quyền lợi của mình. Trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh xảy ra 4 vụ tai nạn lao động, làm 4 người chết. Theo ông Trần Thanh Hải-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội: Để hạn chế tai nạn lao động, thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ATVSLĐ đến công nhân, người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, Sở tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin về ATVSLĐ để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

(GLO)- Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản lấy ý kiến góp ý của tổ chức, đơn vị, cá nhân về dự thảo tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.

Ngăn ngừa hiểm họa

Ngăn ngừa hiểm họa

Tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần là một trong những quy định đáng chú ý của Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ - có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Người lái xe nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua

Người lái xe nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua

(GLO)-12 năm gắn bó với nghề dạy lái xe, Đại úy  Phạm Văn Sáng nhân viên, kiêm giáo viên dạy lái xe, Phòng Hậu cần, Trường Cao đẳng nghề 21 (Binh đoàn 15) đã đi qua quãng đường gấp 10 lần chiều dài đất nước. Anh đã được Bộ Quốc phòng tặng bằng khen và đạt nhiều giải cao tại các cuộc thi.