Góc nhìn phóng viên:

Công cụ và cam kết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở đô thị dịch vụ như TP.HCM và Hà Nội, câu chuyện lấn chiếm vỉa hè không mới, không khó phát hiện và cũng không thiếu chế tài xử lý.

Chính quyền ra quân nhiều đợt nhưng không ai dám khẳng định khi nào sẽ giải quyết dứt điểm. Vì sao vỉa hè cứ bầy hầy năm này qua tháng nọ được dư luận phản ánh đã nhiều ? Câu trả lời tựu chung lại cũng chỉ 2 chuyện: công cụ và quyết tâm.

Nói về quyết tâm, nhận định "lãnh đạo địa phương chưa mạnh dạn xử lý lấn chiếm vỉa hè" của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường phần nào lý giải cho hình ảnh vỉa hè chỉ gọn gàng lúc ra quân, rồi đâu lại vào đấy. Chưa mạnh dạn hay dè dặt, không hành động đều dẫn đến một kết quả: vỉa hè, lòng đường từ của công biến thành "của ông", còn người dân thì tràn xuống lòng đường, len lỏi tìm lối mà đi. TP.HCM từng ban hành nhiều văn bản khẳng định xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương nếu để vỉa hè bát nháo nhưng người dân ít khi nhận được thông tin cán bộ bị xử lý.

HĐND TP.HCM vừa thông qua mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè, áp dụng từ tháng 1.2024. Để thuyết phục các đại biểu, cơ quan soạn thảo đề án nhấn mạnh việc thu phí nhằm hoàn chỉnh các quy định, góp phần lập lại trật tự và mỹ quan đô thị; đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể và phù hợp với đặc điểm đô thị. Như vậy có thể hiểu, thu phí vỉa hè dường như là một trong những công cụ pháp lý cuối cùng để chính quyền vận hành với đích đến là đường thông hè thoáng. Còn khoản thu phí dự kiến hơn 1.500 tỉ đồng/năm hướng đến mục tiêu tái đầu tư, cải tạo và nâng cấp vỉa hè sau khi gánh thêm công năng mới.

Từ nay đến lúc bắt đầu thu phí, chính quyền TP.HCM còn hơn 3 tháng để lên danh mục các tuyến đường đủ điều kiện, mức phí cụ thể, nêu rõ ai được thuê, tiêu chí gồm những gì... Có thêm công cụ rồi thì phải đi liền với cam kết về hiệu quả mang lại, cũng như ràng buộc trách nhiệm của từng sở ngành, phòng ban, cá nhân nếu vỉa hè, lòng đường vẫn cứ bị lấn chiếm.

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.