Góc nhìn phóng viên:

Công cụ và cam kết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ở đô thị dịch vụ như TP.HCM và Hà Nội, câu chuyện lấn chiếm vỉa hè không mới, không khó phát hiện và cũng không thiếu chế tài xử lý.

Chính quyền ra quân nhiều đợt nhưng không ai dám khẳng định khi nào sẽ giải quyết dứt điểm. Vì sao vỉa hè cứ bầy hầy năm này qua tháng nọ được dư luận phản ánh đã nhiều ? Câu trả lời tựu chung lại cũng chỉ 2 chuyện: công cụ và quyết tâm.

Nói về quyết tâm, nhận định "lãnh đạo địa phương chưa mạnh dạn xử lý lấn chiếm vỉa hè" của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường phần nào lý giải cho hình ảnh vỉa hè chỉ gọn gàng lúc ra quân, rồi đâu lại vào đấy. Chưa mạnh dạn hay dè dặt, không hành động đều dẫn đến một kết quả: vỉa hè, lòng đường từ của công biến thành "của ông", còn người dân thì tràn xuống lòng đường, len lỏi tìm lối mà đi. TP.HCM từng ban hành nhiều văn bản khẳng định xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương nếu để vỉa hè bát nháo nhưng người dân ít khi nhận được thông tin cán bộ bị xử lý.

HĐND TP.HCM vừa thông qua mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè, áp dụng từ tháng 1.2024. Để thuyết phục các đại biểu, cơ quan soạn thảo đề án nhấn mạnh việc thu phí nhằm hoàn chỉnh các quy định, góp phần lập lại trật tự và mỹ quan đô thị; đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể và phù hợp với đặc điểm đô thị. Như vậy có thể hiểu, thu phí vỉa hè dường như là một trong những công cụ pháp lý cuối cùng để chính quyền vận hành với đích đến là đường thông hè thoáng. Còn khoản thu phí dự kiến hơn 1.500 tỉ đồng/năm hướng đến mục tiêu tái đầu tư, cải tạo và nâng cấp vỉa hè sau khi gánh thêm công năng mới.

Từ nay đến lúc bắt đầu thu phí, chính quyền TP.HCM còn hơn 3 tháng để lên danh mục các tuyến đường đủ điều kiện, mức phí cụ thể, nêu rõ ai được thuê, tiêu chí gồm những gì... Có thêm công cụ rồi thì phải đi liền với cam kết về hiệu quả mang lại, cũng như ràng buộc trách nhiệm của từng sở ngành, phòng ban, cá nhân nếu vỉa hè, lòng đường vẫn cứ bị lấn chiếm.

Có thể bạn quan tâm

Những cuốn “sách sống”

Những cuốn “sách sống”

(GLO)- Qua thời gian và với sự phát triển của khoa học công nghệ, cách thức tiếp thu kiến thức từ sách dần thay đổi và đa dạng hơn, từ sách in truyền thống đến sách điện tử, sách nói. Sẽ như thế nào nếu ta được “đọc” một cuốn sách đặc biệt hơn, đó là trò chuyện với người có những trải nghiệm thú vị?

Rạn vỡ vô hình

Rạn vỡ vô hình

Sáng 27/9, thi thể người mẹ của cháu Phúc ở Làng Nủ được tìm thấy sau 17 ngày bị chôn vùi bởi trận lở núi. Nhẹ bớt nỗi niềm. Không chỉ vì thêm một thi thể được may mắn tìm thấy. Mà bởi cảnh 1 đứa bé gầy gò ngày ngày cầm cuốc gắng sức lật đống bùn lầy tìm xác mẹ cứ đào xới vào tâm can nhiều người...

Giá trị trường tồn

Giá trị trường tồn

(GLO)- Cuộc sống là sự phát triển không ngừng mà ở đó cái cũ, cái không phù hợp sẽ được thay thế bởi cái mới, cái tốt đẹp hơn. Tuy vậy, có những thứ không mất đi mà vẫn tồn tại song song cùng cái mới. Có những giá trị mãi trường tồn với thời gian trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Kế hoạch hoàn hảo

Kế hoạch hoàn hảo

Những bước cuối cùng để chuẩn bị triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được thực hiện. Kế hoạch rút ngắn thời gian lưu thông đường bộ của quốc gia đã bước vào giai đoạn quyết liệt, bằng những phương tiện hiện đại tương đồng với các nước.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.