Theo Đông Linh (NLĐO/Ảnh: Bùi Lương, Đức Thiên, Reuters)
Thời tiết Hàng Châu sụt sùi cả ngày 23-9 nhưng vẫn kịp khô ráo, trả không gian trong lành và thoáng đãng để Ban tổ chức ASIAD 19 tiến hành nghi lễ khai mạc kỳ đại hội thể thao châu lục lớn nhất trong lịch sử.
Ngọn đuốc không phát thải carbon này sẽ được thắp sáng suốt 16 ngày diễn ra đại hội.
Đáng chú ý là hàng triệu tia lửa ảo thắp sáng bầu trời, những tia lửa này sẽ hợp nhất tạo thành một hình người bước xuống sân khấu và thắp đuốc.
Cờ Olympic châu Á tung bay trên bầu trời Hàng Châu
Hình ảnh về mùa thu nổi tiếng của thành phố Hàng Châu lẫn những cảnh vật đặc biệt và các công trình lịch sử của tỉnh Chiết Giang sẽ được giới thiệu bằng kỹ xảo máy tính.
Sau phần phát biểu của các quan chức Olympic Trung Quốc và Olympic châu Á, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố khai mạc ASIAD 19.
Thị trưởng Chiết Giang, Trưởng BTC Asian Games địa phương Wang Hao phát biểu tại lễ khai mạc:
Phần diễu hành của đoàn thể thao chủ nhà Trung Quốc:
Phần diễu hành của đoàn thể thao Việt Nam:
Nguyễn Huy Hoàng và Nguyễn Thị Hường cùng cầm quốc kỳ Việt Nam vào sân
2 tuyển thủ Nguyễn Huy Hoàng (bơi) và Nguyễn Thị Hường (bắn súng) cầm cờ dẫn đầu phần diễu hành của đoàn TTVN tại lễ khai mạc
Lễ khai mạc ASIAD 19 bắt đầu vào lúc 19 giờ tại sân vận động Olympic thành phố Hàng Châu. Chủ đề của lễ khai mạc ASIAD 19 là "Hướng về châu Á" với mục tiêu truyền tải màu sắc văn hóa của các quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự đại hội lần này.
Lễ thượng cờ quốc gia đăng cai Á vận hội 2022
Lễ khai mạc kéo dài khoảng 2 giờ với các nghi thức truyền thống gồm chào mừng, diễu hành, phát biểu khai mạc và thắp đuốc đại hội. Điểm nhấn là phần trình diễn nghệ thuật của lễ khai mạc dưới bàn tay đạo diễn của Sha Xiaolan, thành viên của tổ đạo diễn lễ khai mạc - bế mạc Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022, và có sự góp mặt của một số nghệ sĩ nổi tiếng của các nước châu Á.
Một góc sân Big Lotus (Hoa sen lớn)
Phần diễu hành của đoàn Campuchia
Đoàn Indonesia
Tuy nhiên không phải toàn bộ màn trình diễn nghệ thuật sẽ dùng kỹ xảo. Một màn biểu diễn phun nước nghệ thuật sẽ được thực hiện, được biết các nghệ sĩ tham gia đã tập 2 năm cho tiết mục này.
Lễ khai mạc được chia làm 3 chương, bao gồm "Phong cách dân tộc và vần điệu tao nhã", "Thủy triều sông Tiền Đường" và "Cùng nhau bước đi". Ở chương một và chương hai, các nghệ sĩ cùng với công nghệ sẽ tái hiện, lồng ghép những biểu tượng và hình ảnh đặc trưng của Hàng Châu và Chiết Giang. Phần ba là màn trình diễn thể hiện văn hóa Trung Hoa, tinh thần thể thao châu Á và sự hội nhập trong kỷ nguyên mới.
Bài hát chính thức của ASIAD 19 có tên "The love we share" (tạm dịch "Chúng tôi chia sẻ tình yêu thương"), được trình bày bởi ca sĩ nổi tiếng Trung Quốc Tôn Nam.
Cán bộ và HLV đoàn thể thao Việt Nam dự khai mạc
VĐV Việt Nam háo hức chờ tiến vào sân Big Lotus
Tuyển thủ bơi Nguyễn Huy Hoàng
Hàng Châu ảm đạm cả ngày vì mưa
... kịp khô ráo trả không gian cho lễ khai mạc ASIAD
Đầu tháng 11.1978, toàn Quân chủng Hải quân xôn xao trước thông tin: '7 cán bộ chiến sĩ đảo Phan Vinh (Trường Sa) bị sóng cuốn ra biển, không đồ ăn nước uống nhưng đã chống chọi, giành giữ sự sống sau 8 ngày 7 đêm và được cứu vớt an toàn'.
15 năm qua, lớp học miễn phí dạy ngoại ngữ nơi chùa Lá (Q.Gò Vấp, TP.HCM) vẫn giữ trọn một niềm tin rằng, nếu biết thêm một ngoại ngữ, có thể sống thêm một cuộc đời.
Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.
Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.
(GLO)- Đi qua 75 mùa rẫy, với ông Nay Ka (buôn Phu Ma Nher 2, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài khan luôn thân thuộc như hơi thở cuộc sống.
Trường Sa không chỉ là tuyến đầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là biểu tượng sống động cho sức sống, niềm tin và ý chí vươn lên mãnh liệt của con người giữa trùng khơi.
Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.
Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Trong chiến dịch Mậu Thân, có một đơn vị bộ đội đã được lực lượng biệt động thành đưa sâu vào trung tâm thành phố Sài Gòn và ăn trọn một cái Tết với người dân giữa bốn bề quân địch bao vây. Đó là một ký ức độc đáo không bao giờ quên.
(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.
Thứ ba và bảy hằng tuần, từ sáng sớm rất nhiều người đã có mặt tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Hiền Huệ (trong khuôn viên Thánh tòa vô vi Huỳnh Quang Sắc, Q.8, TP.HCM) để xếp hàng chờ khám bệnh.
Bình Định được chọn là địa bàn tập kết trong 300 ngày và Cảng Quy Nhơn trở thành điểm chuyển quân duy nhất để đưa các lực lượng từ khắp Liên khu V ra Bắc.
(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.
(GLO)- Mỗi khoảnh khắc được lưu lại trên bức ảnh cá nhân hoặc gia đình luôn ẩn chứa câu chuyện nào đó. Ngoài kỷ niệm riêng tư, nhiều bức ảnh còn mang cả tính tư liệu khi hàm chứa một phần lịch sử.
Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....
(GLO)- Tình yêu sâu sắc đối với văn hóa dân tộc cùng khả năng khai thác mạng xã hội, nhiều bạn trẻ dân tộc thiểu số đang góp phần đưa hình ảnh buôn làng vươn xa trong kỷ nguyên số.
(GLO)- 50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về những ngày tham gia giải phóng Sài Gòn vẫn còn in đậm trong tâm trí cựu chiến binh Nguyễn Trọng Thẩm (làng Ia Tang, xã Ia Kla, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
(GLO)- Trong hành trang của người lính, có lẽ ngoài những thứ thiết yếu hết sức cơ động, gọn nhẹ thì còn có nhiều kỷ vật mà giá trị tinh thần là không thể đong đếm.
(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.