Gian nan nghề 'rớ chồ' biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hình ảnh về những 'rớ chồ' trên cửa sông Cu Đê (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) không còn xa lạ đối với người dân, nhưng ít ai biết được câu chuyện mưu sinh vất vả bằng nghề này.

Hằng ngày, cứ vào khoảng 17 giờ, ngư dân ở khu vực cửa sông Cu Đê lại nổ máy di chuyển đến khu vực "rớ chồ" cách cửa sông khoảng 6 km về phía đông. "Rớ chồ" chỉ chòi rớ, gọi theo phương ngữ của TP.Đà Nẵng và Quảng Nam.

Những rớ cá giữa biển nước mênh mông

Những rớ cá giữa biển nước mênh mông

Ngư dân lái thuyền đến khu vực đánh bắt thủy sản khoảng 25 phút và neo đậu cách "rớ chồ" khoảng 70 m, sau đó thả thúng composite để di chuyển đến chòi rớ. Họ bắt đầu thả lưới xuống biển, nối đèn từ nguồn điện được đặt trên thuyền lớn. Tiếp đến, ngư dân thả 2 bè đèn cách thuyền khoảng 100 m với để "dụ" cá tập trung vào đêm khuya.

Ông Huỳnh Sữa (60 tuổi), người có thâm niên hơn 10 năm hành nghề rớ cá biển, chia sẻ: "Sóng yên biển lặng thì thôi, chớ nghề rớ cá biển rất nguy hiểm. Có những ngày biển động, thời tiết thay đổi bất thường khiến việc đánh bắt khó thêm bội phần. Vì tính chất công việc đòi hỏi sức khỏe và thức đêm, chúng tôi luôn chuẩn bị lương thực và cà phê trước khi ra khơi…".

Thành quả sau quá trình chuẩn bị và chờ đợi

Thành quả sau quá trình chuẩn bị và chờ đợi

Theo ông Sữa, cọc rớ có độ sâu khoảng 15 m. Để đóng cọc rớ xuống đáy biển, ngư dân dùng ống sắt hoặc thép, cho cọc tre vào trong lòng ống để đóng xuống. Nhà chòi ở biển có phần khác với nhà chòi ở sông. Ở sông có 4 cọc tre, còn ở biển chỉ có 3 cọc để thuận tiện khi đánh bắt. Rớ có diện tích khoảng 60 m2, độ bền của rớ tùy thuộc vào cách ngư dân sử dụng. Mỗi chiếc rớ đánh bắt cá biển có độ bền khoảng 9 - 10 năm. Ngư dân sử dụng các loại rớ khác nhau, ô lưới có thể rộng, hẹp phù hợp với từng loại thủy sản muốn đánh bắt.

LÀM MÙA NẮNG, ĂN MÙA MƯA

Khoảng 20 giờ, sau khi thả lưới và bật đèn, các ngư dân bắt đầu chuẩn bị bữa tối trên thuyền. Trong bữa cơm lênh đênh giữa biển nước, họ trò chuyện, chia sẻ với nhau về cuộc sống gia đình, chi phí cho con cái theo con chữ…

Chuẩn bị bữa tối trên thuyền đánh bắt

Chuẩn bị bữa tối trên thuyền đánh bắt

2 giờ 30 sáng là thời điểm các ngư dân chuẩn bị thúng, vợt, sọt cá để sẵn sàng cho đợt khai thác lần 1. Quy trình kéo rớ và vận chuyển cá bằng thúng composite về đến thuyền chỉ vỏn vẹn 15 phút, thao tác rất thuần thục và không có sai sót.

Đến 4 giờ sáng, ngư dân kéo bè đèn đến gần thuyền lớn. Sau đó, sử dụng thúng kéo bè đèn đến khu vực chòi rớ để dụ cá vào lưới. Sau khi hoàn thành đánh bắt lần 2, ngư dân "chang rớ" (kéo lưới lên khỏi mặt nước) để tránh làm bẩn lưới...

Bình minh ló rạng cũng là lúc ngư dân phân loại cá tôm và quay thuyền về bờ biển Nam Ô, nơi thương lái đang chờ mua, chủ yếu là cá cơm, mực, ghẹ biển… Giá cả mà thương lái nhập lại từ thuyền của ngư dân khá rẻ, chỉ khoảng 20.000 - 50.000 đồng/kg, trong đó cá cơm có giá chỉ 20.000 đồng/kg. "Trung bình mỗi đêm đánh bắt, thu nhập rơi vào khoảng 1 - 2 triệu đồng, có ngày nhiều thì 2 - 3 triệu đồng. Nghề này có thu nhập tùy thuộc vào may mắn, chúng tôi chia đều cho các thành viên trong nhóm. Nghề rớ cá, làm mùa nắng ăn mùa mưa, khoản tiền cũng chỉ đủ cho tôi trang trải các chi phí của gia đình và nuôi 2 đứa con ăn học", ông Đặng Mai Thanh Minh (ngư dân) trải lòng.

Có thể bạn quan tâm

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.
Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Thủy lợi Ea Kao, Krông Búk hạ hay Thủy điện Dray H’linh và nhiều công trình trên đường hành tiến chinh phục năng lượng là dấu ấn sinh động của tinh thần dám nghĩ, dám làm; là niềm tự hào về sự chung sức đồng lòng, sáng tạo; sự vĩ đại, phi thường dùng sức người để trị thủy, thu gió, gom nắng.
“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Trước đây, sản phẩm muối Ba Thắc, hay muối Long Điền sau này nức tiếng khắp vùng, với những cánh đồng muối “thẳng cánh cò bay” của đại điền chủ giàu nứt vách như ông Trần Trinh Trạch - cha của công tử Bạc Liêu…