Giới thiệu sách về bình đẳng giới và vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em tại Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 18-9, tại Trường THCS Lê Quý Đôn (xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Krông Pa truyền thông giới thiệu sách “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.
Truyền thông giới thiệu sách Dự án 8 tại Trường THCS Lê Quý Đôn (xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa). Ảnh: Vũ Chi

Truyền thông giới thiệu sách Dự án 8 tại Trường THCS Lê Quý Đôn (xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa). Ảnh: Vũ Chi

Tại chương trình, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam Khúc Thị Hoa Phượng đã giới thiệu đến các em học sinh bộ sách “Câu chuyện truyền thông thay đổi định kiến giới và khuôn mẫu giới” do tác giả Hoàng Đức và Edlad biên soạn, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành năm 2022. Bộ sách gồm 4 cuốn: “Thì ra mình cũng làm được”, “Nhà hai nóc”, “Em muốn được tới trường”, “Việc nhà là của chung” được viết dưới dạng những câu chuyện tranh gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu, dễ vận dụng vào cuộc sống. Thông qua bộ sách, Nhà xuất bản hy vọng góp phần thay đổi những quan điểm, tập tục lạc hậu, đồng thời khuyến khích, phát huy các giá trị tiến bộ dành cho phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là trẻ em nữ vùng dân tộc thiểu số.

Ngoài chia sẻ về các đầu sách, các diễn giả được mời tham dự chương trình đã có những chia sẻ về giới và bình đẳng giới giúp các em học sinh nhận ra các hủ tục, khuôn mẫu giới nơi mình đang sống; qua đó tạo cơ hội cho mỗi em học sinh trở thành “Thủ lĩnh của sự thay đổi” để thay đổi chính mình trong học tập, rèn luyện và góp phần xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
 Âm thanh mùa hạ

Âm thanh mùa hạ

(GLO)- Quê tôi có cụm từ “nắng de (ve) kêu” để chỉ cái nắng gay gắt khi vào hè. Do vậy, buổi trưa khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc dàn đồng ca của lũ ve sầu đinh tai nhức óc ở hàng cây mù u hai bên đường làng cất lên.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...