Phản ứng của các nước khi Nhật xả thải nước phóng xạ đã qua xử lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Ngày 27/8, Nhật cho biết đã nhận được hàng loạt cuộc gọi đến Bộ Ngoại giao Nhật và nhiều doanh nghiệp nước này để phàn nàn về việc Tokyo xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương, theo hãng tin Reuters.
Các bể chứa nước thải phóng xạ đã qua xử lý ở nhà máy Fukushima. Ảnh: Bloomberg

Các bể chứa nước thải phóng xạ đã qua xử lý ở nhà máy Fukushima. Ảnh: Bloomberg

Các doanh nghiệp Nhật nói rằng từ ngày 24/8 (ngày Nhật bắt đầu xả thải), họ đã nhận được rất nhiều cuộc gọi từ những người nói tiếng Trung Quốc đến mức gây khó khăn cho “các hoạt động bình thường của doanh nghiệp”.

Bộ Ngoại giao Nhật ngày 27/8 cho biết đã liên hệ với Đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo để làm việc về vấn đề này.

“Chúng tôi đặc biệt kêu gọi chính phủ Trung Quốc thực hiện các biện pháp thích hợp, như kêu gọi công dân bình tĩnh và thực hiện mọi biện pháp có thể để đảm bảo an toàn cho người Nhật và các cơ quan ngoại giao Nhật tại Trung Quốc” - theo ông Namazu Hiroyuki, vụ trưởng Vụ các vấn đề châu Á và châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật.

Đại sứ quán Nhật tại thủ đô Bắc Kinh cũng kêu gọi công dân Nhật ở Bắc Kinh hạn chế nói to bằng tiếng Nhật.

Những nước trong khu vực như Hàn Quốc và Triều Tiên cũng phản ứng về hành vi xả thải của Nhật.

Ngày 27/8, Bộ Đại dương Hàn Quốc đã xét nghiệm phóng xạ nước ở vùng biển gần Hàn Quốc và cho kết quả an toàn để sinh hoạt. Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc vẫn tăng cường hệ thống quản lý phóng xạ đối với hải sản.

Bộ Ngoại giao Triều Tiên thì kể từ ngày 24/8 đã chỉ trích hành động trên của Nhật, cho rằng nó gây nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng an ninh và tương lai nhân loại và yêu cầu Tokyo ngừng xả thải, theo hãng thông tấn KCNA.

Các nhóm dân sự cũng phát động các cuộc biểu tình ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Trước ngày xả nước, hàng chục người biểu tình cũng đã tập trung trước trụ sở chính của Tepco ở Tokyo giơ biển hiệu có nội dung "Đừng vứt nước bị ô nhiễm xuống biển!".

Đáp lại, Bộ Môi trường Nhật cho biết các cuộc kiểm tra nước biển gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima không phát hiện bất kỳ chất phóng xạ nào.

Theo Bộ Môi trường Nhật, các cuộc kiểm tra mẫu từ 11 điểm gần nhà máy Fukushima cho thấy nồng độ tritium tại toàn bộ địa điểm đều thấp hơn 10 becquerel/lít nên “sẽ không có tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường”.

Nhật dự kiến xả tổng cộng 1,3 triệu tấn nước nhiễm xạ ra biển. Việc giải phóng 7.800 m3 nước đầu tiên mất khoảng 17 ngày. Ước tính sẽ mất khoảng 30 năm để giải phóng hết lượng nước thải.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.