Những phụ nữ khuyết tật ở Chư Prông vượt lên số phận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Không đầu hàng số phận, nhiều phụ nữ khuyết tật ở huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã nỗ lực vượt qua nghịch cảnh để xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

1. Nằm khuất trong con hẻm nhỏ thuộc tổ 3 (thị trấn Chư Prông) nhưng quán nước của bà Lê Thị Nga (SN 1970) vẫn khá đông người lui tới. Bà Nga cho biết, hiểu được hoàn cảnh của bà khó khăn nên hầu hết khách hàng đến uống cà phê, nước giải khát để ủng hộ. Bà Nga sinh ra vốn lành lặn nhưng khi được 8 tháng tuổi thì bị teo cơ chân trái do di chứng của cơn sốt bại liệt. Là chị cả trong gia đình có 6 chị em, năm 12 tuổi, bà Nga đã phải bươn chải kiếm tiền phụ giúp gia đình. Bà mua từng mớ rau, con cá rồi nhờ người chở vào các làng của thị trấn để đổi lấy gạo, bắp; sau đó, làm bánh chuối chiên bán, nướng bánh tráng cho các nhà hàng.

Năm 2018, thấy việc đi lại khó khăn, bà mở quán giải khát tại nhà. Sau khi trừ chi phí, bà thu về 70-100 ngàn đồng/ngày. Dù thu nhập không cao nhưng cũng giúp bà có điều kiện để phụ bố mẹ nuôi các em ăn học và nuôi con trai của người em út bị thiểu năng trí tuệ.

Sức khoẻ giảm sút nên bà Nga chuyển sang bán cà phê, nước giải khát để có thu nhập. Ảnh: Nhật Hào

Sức khoẻ giảm sút nên bà Nga chuyển sang bán cà phê, nước giải khát để có thu nhập. Ảnh: Nhật Hào

Nói về bà Nga, chị Đinh Thị Hà-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị trấn Chư Prông-cho hay: Tuy bị khuyết tật nặng nhưng bà Nga không mặc cảm, tự ti mà luôn nỗ lực để vượt lên số phận. Không những thế, với công việc bán quán nước, bà Nga kết hợp tuyên truyền về ý nghĩa các phong trào, hoạt động của Hội đến chị em phụ nữ trong tổ. Bà đã góp phần giúp Chi hội Phụ nữ tổ 3 hoàn thành các nhiệm vụ, nổi bật là huy động chị em tham gia ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, phòng-chống dịch bệnh Covid-19.

2. Mặc dù bị khuyết tật bẩm sinh ở chân nhưng chị Đinh Thị Nguyệt (SN 1983, thôn Đài Bắc, xã Ia Lâu) cũng đã nỗ lực vượt qua khó khăn để xây dựng cuộc sống tươi sáng. Trông chị Nguyệt bình thường nhưng chiều cao chỉ 1,3 m, 2 chân bước đi thường đá ra 2 bên, đầu gối chụm lại và 2 tay không thể giơ cao quá mặt. Ban đầu, chị cũng mặc cảm, tự ti về bản thân nên học hết lớp 10 thì xin nghỉ để phụ giúp bố mẹ việc đồng áng.

Cảm phục trước tinh thần chịu khó của chị, năm 2003, anh Bùi Văn Nghiệp (cùng thôn) đem lòng thương mến rồi hỏi cưới chị. Cuộc sống mở sang trang mới đã giúp chị tự tin hơn. Hàng ngày, chị cùng chồng chăm sóc 2 ha lúa nước. Năm 2005, chị bàn với chồng thuê 2 ha đất trồng mì để cải thiện thu nhập. Ngoài ra, chị còn nuôi heo và gà. Mỗi năm, trừ chi phí, vợ chồng chị lãi 70-100 triệu đồng từ trồng trọt, chăn nuôi. Nhờ đó, vợ chồng chị xây được nhà, chăm sóc bố mẹ và nuôi 2 con ăn học.

Tuy khuyết tật ở chân nhưng chị Nguyệt vẫn làm kinh tế giỏi. Ảnh: Nhật Hào

Tuy khuyết tật ở chân nhưng chị Nguyệt vẫn làm kinh tế giỏi. Ảnh: Nhật Hào

“Để có được cuộc sống ổn định, bản thân tôi luôn phải nỗ lực, cố gắng hơn người bình thường, phải nghĩ đến việc làm phù hợp với sức khỏe của mình, không tự ti, cố gắng vượt qua chính mình”-chị Nguyệt tâm sự. Chị Hoàng Thị Thủy-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Lâu-nhận xét: Không chỉ vượt khó làm kinh tế giỏi, chị Nguyệt còn tích cực tuyên truyền, vận động chị em hưởng ứng các phong trào thi đua, cuộc vận động do Hội phát động và các hoạt động quyên góp, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

3. Tại thôn 2 (xã Thăng Hưng), hình ảnh chị Lâm Thị Kim Cúc (SN 1982) bị khuyết tật bẩm sinh chân trái phải đi bằng nạng nhưng vẫn nỗ lực lao động để nuôi sống bản thân và người cha già yếu đã truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần vượt khó vươn lên. Chị Cúc cho biết: Năm 20 tuổi, chị mở quán bán tạp hóa. Sau này, thấy việc bưng bê hàng hóa khó khăn, chị chuyển sang bán bánh chuối chiên. Để thu hút khách, chị phối trộn giữa các loại bột và gia vị để tạo ra hương vị bánh thơm ngon. Nhờ đó, mỗi ngày, chị bán hơn 100 chiếc bánh, thu 500-600 ngàn đồng, lãi gần 150 ngàn đồng.

Mỗi ngày, chị Lâm Thị Kim Cúc (thôn 2, xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông) kiếm được gần 150 ngàn đồng từ công việc bán bánh chuối chiên. Ảnh: Nhật Hào

Mỗi ngày, chị Lâm Thị Kim Cúc (thôn 2, xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông) kiếm được gần 150 ngàn đồng từ công việc bán bánh chuối chiên. Ảnh: Nhật Hào

Bà Siu H’Thoan-Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Prông: Toàn huyện có hơn 1.000 người khuyết tật, trong đó có hơn 500 người là hội viên phụ nữ. Tuy khiếm khuyết về cơ thể nhưng nhiều hội viên khuyết tật vẫn làm kinh tế giỏi, có hộ thu nhập mỗi năm 100-200 triệu đồng; đồng thời, các chị cũng có nhiều đóng góp cho công tác Hội và các hoạt động từ thiện trên địa bàn.

Khi có thu nhập ổn định, chị thường xuyên mua nhu yếu phẩm hỗ trợ người nghèo trong thôn. Từ năm 2015 đến nay, chị kêu gọi quyên góp quần áo, sách vở cũ tặng người nghèo. 2 năm nay, đều đặn mỗi tuần 1 ngày, chị tham gia cùng với tổ chức từ thiện của ông Lê Nhật Trường (cùng thôn) phát cơm chay miễn phí cho người nghèo trên địa bàn xã và tại Trung tâm Y tế huyện.

Bà Phạm Thị Lý (SN 1948, thôn 2, xã Thăng Hưng) bày tỏ: “Chồng tôi mất sớm, đứa con trai duy nhất cũng qua đời do tai nạn giao thông. Cách đây 2 năm, tôi cũng bị tai nạn gãy chân nên rất khó khăn. Được cháu Cúc hay lui tới hỗ trợ gạo và thức ăn, tôi bớt khó khăn hơn”.

Còn chị Rơ Lan H’Meo-Chủ tịch Hội LHPN xã Thăng Hưng thì cho hay: Tuy khuyết tật nhưng chị Lâm Thị Kim Cúc luôn mạnh mẽ trong cuộc sống và có nhiều đóng góp cho phong trào, hoạt động của Hội cũng như trong công tác nhân đạo, từ thiện trên địa bàn. Chị nhiều lần được các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh biểu dương.

Có thể bạn quan tâm

Chung tay hỗ trợ người dân thoát nghèo

Chung tay hỗ trợ người dân thôn 5 thoát nghèo

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều giải pháp hỗ trợ theo nhu cầu thực tế để người dân thôn 5 (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) thoát nghèo.
Phát triển không gian xanh, môi trường thân thiện và đầu tư cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cai nghiện ma túy

Phát triển không gian xanh, môi trường thân thiện tại các cơ sở trợ giúp xã hội

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo, triển khai Công văn số 3681/BLĐTBXH-CBTXH ngày 12-8-2024 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc phát triển không gian xanh, môi trường thân thiện và củng cố, đầu tư cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cai nghiện ma túy.
Hạnh phúc của cậu bé Rơ Mah Tú ở làng Nú 2

Cậu bé Rơ Mah Tú hạnh phúc trong ngôi nhà mới

(GLO)- Thiếu vắng hơi ấm của cha từ nhỏ, đến ngày 27-8 vừa qua, em Rơ Mah Tú (làng Nú 2, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) mới cảm nhận được tình cảm này. Em được Đồn Biên phòng Ia Chía nhận làm “Con nuôi Đồn Biên phòng” và đón về nuôi tại tổ công tác địa bàn của đơn vị tại làng Beng.

Tết Độc lập của những người con quê Bác tại Gia Lai

Tết Độc lập của những người con quê Bác tại Gia Lai

(GLO)-

Như một lời hẹn ước, 2-9 hàng năm, những người con của mảnh đất Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) hiện sinh sống tại Gia Lai lại hội tụ cùng nhau. Với họ, đó là một ngày Tết Độc lập rất đặc biệt khi được ngồi bên nhau hàn huyên trong niềm tự hào là người con của mảnh đất nơi Bác Hồ sinh ra.

“Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa”

“Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa”

(GLO)- Trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu có 4 câu khiến tôi thuộc từ ngay lần đầu đọc, đó là: “Anh dắt em vào cõi Bác xưa/Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa/Có hồ nước lặng sôi tăm cá/Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa”.
Ghi ở Măng Bút

Ghi ở Măng Bút

Tinh thần của Chiến thắng Măng Bút 50 năm trước sẽ tiếp tục lan tỏa, sẽ tiếp tục truyền niềm tin và khát vọng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Măng Bút vươn lên xây dựng cuộc sống no ấm.