“Lấy cái đẹp dẹp cái xấu”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023), Sở Nội vụ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức cuộc thi viết gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Theo báo cáo của Ban tổ chức, chỉ sau 6 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được 148 tác phẩm của các tác giả/nhóm tác giả trong và ngoài tỉnh. Trong số đó có 78 tác phẩm báo in, 39 tác phẩm báo hình và 31 tác phẩm báo phát thanh.

Tại cuộc họp vào chiều 30-5 vừa qua, các thành viên Hội đồng chung khảo đều cho rằng cuộc thi đã đạt được kết quả ngoài mong đợi. Bên cạnh các yếu tố liên quan đến nghiệp vụ báo chí, thông qua cuộc thi, các tác giả/nhóm tác giả đã phát hiện, giới thiệu đến công chúng rất nhiều gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc trên các lĩnh vực từ kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh đến xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt là lĩnh vực an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo.

Sau khi tiếp cận các tác phẩm tham gia dự thi, chúng ta có cảm giác như đang đứng trong một vườn hoa đầy màu sắc, mà ở đó, mỗi tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến là một bông hoa ngát hương giữa đời thường. Đó là chị Trần Thị Bích Ngọc-công chức Văn hóa-Xã hội xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang), bác sĩ chuyên khoa II Trần Kế Toán-Trưởng khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), thầy Ngô Hồng Phong-giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng (huyện Ia Grai), cô Nguyễn Thị Như Yến-giáo viên Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn (xã Yang Trung, huyện Kông Chro) hay ông Đinh Văn Đơm-người có uy tín ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro)… Tuy mỗi người có hoàn cảnh sống, công việc khác nhau, nhưng ở họ đều có chung một điểm là luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và hết mình vì cộng đồng. Nếu bác sĩ Trần Kế Toán dành mọi tâm huyết cho việc chữa bệnh cứu người thì nữ công chức cấp xã Trần Thị Bích Ngọc luôn cống hiến hết sức mình vì tình yêu văn hóa dân gian. Nếu thầy giáo Ngô Hồng Phong tìm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ học trò nghèo thì “đại thụ” Đinh Văn Đơm lại đau đáu với cuộc sống dân làng và sự phát triển của quê hương yêu dấu…

Tuy phản ánh khá toàn diện các lĩnh vực, song cuộc thi cũng chỉ chạm tới một số tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước đã và đang lan tỏa sâu rộng trên địa bàn tỉnh. Trong thực tế, số lượng gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất sắc trên địa bàn tỉnh lên đến hàng ngàn, ở nhiều lĩnh vực, với nhiều cấp độ khác nhau. Trong số đó, không ít người chưa một lần được vinh danh vì nhiều lý do. Đáng chú ý, có những trường hợp làm nhiều việc tốt nhưng chưa bao giờ mong muốn được vinh danh. Bởi lẽ, với họ, làm việc tốt đơn thuần là để giúp ích cho xã hội, để cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Họ là hiện thân của cái đẹp mà xã hội ưu việt của chúng ta đang vươn tới.

Với mục đích lan tỏa, nhân rộng các nhân tố tích cực trong cuộc sống, thời gian qua, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đã tiến hành bình chọn, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Đây là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, quá trình bình chọn, tôn vinh vẫn còn nặng về hình thức và mang tính phong trào nên chưa nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các giai tầng trong xã hội.

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các cấp, các ngành biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân Anh hùng Lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua, các gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước.

Thiết nghĩ, cùng với quán triệt, triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các ban ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến bằng nhiều hình thức, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng và không gian mạng để tạo hiệu ứng sâu rộng trong toàn xã hội. Ngoài ý nghĩa động viên, cổ vũ, đây còn là biện pháp “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.