Hồn xưa giữa thời hiện đại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ít ai biết, để có những chiếc lọng xuất hiện trong các lễ hội địa phương mà nhiều người vẫn nhìn thấy thì việc giữ nghề trải qua bao thăng trầm. Ngày nay, tìm người ở Huế làm chuẩn nghề thật hiếm hoi. May thay, vẫn còn một gia đình đang sản xuất và sống được với lọng.
Còn rất ít hộ dân ở Huế theo đuổi với nghề làm lọng.

Còn rất ít hộ dân ở Huế theo đuổi với nghề làm lọng.

Giữ nghề làm lọng

Lọng hay đèn lọng đã quá quen thuộc với người dân xứ Huế, từ lễ nghi triều đình xưa cho đến những lễ cúng tế dân gian như cưới hỏi, đám tang, thu tế hay trưng bày thờ phụng trong các chùa, đình làng, nhà thờ họ.

Lọng được gọi là dù thần hay dù quan, hiểu nôm na là một cái dù to làm bằng tre dùng để che nắng, thời xưa việc đi lại của vua quan đều sử dụng lọng. Tùy theo cấp bậc và danh phận sẽ được bố trí bao nhiêu lọng và có mầu sắc phù hợp lễ nghi. Nhắc đến phường Phường Đúc người ta nghĩ ngay đến nghề đúc đồng vang danh cả nước. Nhưng không, ở làng nghề nằm dọc theo sông Hương này vẫn còn có nghề làm lọng, dù theo thời gian đã bị mai một nhiều.

Chúng tôi tìm đến ngôi nhà của ông Hoàng Ngọc Tuyên nằm đầu con hẻm trên đường Bùi Thị Xuân. Vừa bước vào cổng, tiếng mài vót tre, đan lọng lẫn tiếng nói của chục nghệ nhân không khác không gian của một làng nghề thu nhỏ. Hơn 80 tuổi, với thâm niên 30 năm làm nghề, dù thôi trực tiếp sản xuất nhưng ông Tuyên vẫn ngày ngày kề vai sát cánh cùng con cháu để bày lại ngón nghề có khả năng thất truyền này. Người nghệ nhân già không nhớ nổi những chiếc lọng có từ bao giờ, nhưng trong tâm thức của một người con lớn lên trên mảnh đất cố đô, ông biết lọng đã gắn liền trong đời sống văn hóa của người Huế. “Mấy chục năm trước những chiếc lọng là một phần không thể thiếu trong các nghi lễ dân gian của người dân Huế. Cùng với làm đồng, nhiều nhà quanh đây cũng làm thêm nghề lọng nhưng lạ thay, lại không có một xưởng nào làm nên sản phẩm chất lượng”, ông Tuyên nhớ lại và quyết định tìm hiểu, mày mò học nghề từ đó.

Không lâu sau, chiếc lọng đầu tiên ra đời. Cảm xúc khi ấy trong ông chẳng có gì ngoài hai từ vui sướng. “Lúc đó thiếu ăn, thiếu mặc, nên khi bắt đầu làm lọng, từng cây tre, cây nứa, hay lon sơn, tôi đều mua chịu. Dần dần, việc sản xuất rồi bán ra thuận lợi, tôi cũng trả xong nợ, tích cóp mở xưởng”, ông Tuyên kể lại. Cùng thời điểm đó, hàng xóm ông Tuyên cũng có nhiều hộ bắt tay với nghề này. Nhưng rồi tất cả tự đóng cửa với lý do bị khách chê chất lượng kém, thu nhập bấp bênh. Nhận ra điều đó, ông Tuyên đã lập tức cho cải tiến các sản phẩm theo hướng bắt kịp nhu cầu khách hàng, mẫu mã mang tính hiện đại nhưng vẫn giữ được hồn xưa truyền thống. Các phương tiện hiện đại phục vụ cho công việc như máy khoan, tiện, mài lần lượt được ông mua về, ứng dụng vào sản xuất.

Nhịp nhàng từng công đoạn

Làm nên một chiếc lọng tán đẹp và đúng với quy chuẩn xưa phải trải qua hàng chục công đoạn bằng bàn tay khéo léo của người thợ. Công việc này đòi hỏi nghệ nhân phải tỉ mỉ, có sự kỳ công và kiên trì. Các công đoạn sơ chế tre như cưa, uốn, khoan, chẻ, vót, phơi, sấy, sơn... cho đến các khâu lắp ghép, thắt, khâu, chạm trổ rồng phụng, tra cáng đều cần sự phối hợp nhuần nhuyễn.

“Đu tiên cần chọn những cây tre đực dài khoảng 2m, sau đó đem phơi khô, uốn thẳng rồi đánh bóng để làm thân lọng”, anh Hoàng Minh Quốc làm việc trong xưởng ông Tuyên giới thiệu. Theo anh Quốc, cũng giống như một chiếc dù khổng lồ, lọng cũng cần có sườn, chỉ khác là sườn được làm từ các nan tre. Các thanh tre được vót đều rồi ráp lại với nhau vào một khối gỗ tròn rỗng ruột làm trục gọi là “gen” để bung ra thu vào, rồi phủ lên đó lớp vải che.

Và để có những chiếc lọng xuất xưởng được khách ưng ý, không thể không kể đến đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ may “áo lọng”. Một trong những người đảm nhận khâu này là chị Hoàng Thị Âu Lim, chính là con gái của “truyền nhân” Hoàng Ngọc Tuyên. Chị Lim bảo rằng, do nhu cầu nên tùy theo sự kiện, lễ hội mà mầu vải phủ lên lọng cũng khác nhau. Trong cung đình, lọng thường sẽ có mầu vàng, thêu hình rồng, phụng, còn trong các tiệc cưới, hỏi, lọng sẽ mang mầu đỏ. Giá thành của mỗi đôi lọng cung đình cũng không cố định dao động từ 1,5-5 triệu đồng, tùy theo độ tinh xảo và yêu cầu của khách.

Hơn 30 năm đi vào hoạt động, hiện nay cơ sở làm lọng của ông Tuyên ngày càng nhận được nhiều đơn đặt hàng từ bắc vào nam. Nhiều người Huế xa quê cũng đặt hàng để mang sản phẩm này ra nước ngoài như là cách lưu giữ nét đẹp văn hóa Việt nói chung và của người Huế nói riêng.

“Cái lọng có đẹp hay không, người vót phải vót cái nan cho đều, người vô nan phải vô cho chặt. Người sơn phải sơn cho đều, đẹp. Sau đó là người đan, người vô lưới, tua. Mọi công đoạn phải nhịp nhàng, chỉn chu sẽ tạo ra một cái lọng đẹp”, anh Quốc giới thiệu.

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).