Từ Vua Hùng dựng nước đến 30-4

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Năm nay, dịp Giỗ Tổ Hùng Vương trùng với Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4. Sự trùng hợp của đất trời sau nhiều năm, càng thiêng liêng đặc biệt. Lời Bác Hồ căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” vang vọng đâu đây, thúc giục cháu con từ thực tại hướng về cội nguồn, soi rọi lịch sử ngàn năm văn hiến của cha ông.

Từ xưa đến nay, truyền thuyết hay lịch sử, dù có sự khác biệt về phân định thời gian, đánh giá sử liệu, các sử gia tựu trung thống nhất rằng, Nhà nước Văn Lang-thời đại Hùng Vương là khởi đầu mạch nguồn văn hóa Việt Nam. “Nước ta từ thuở Vua Hùng, dân ta từ thuở con rồng cháu tiên”. Nhiều nhà sử học chứng minh Vương quốc Văn Lang thịnh trị của người Việt, với Kinh đô Phong Châu (nay là huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), đời sống xã hội-kinh tế đã phát triển rực rỡ. Nổi bật là văn hóa Đông Sơn. Đời Hùng Vương đến Âu Lạc đã tạo tiền đề ra đời trung tâm chính trị-văn hóa-tôn giáo, kinh tế-thương mại Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay), là trung tâm văn hóa lớn của khu vực, con đường giao thương từ Ấn Độ sang Âu Lạc rồi từ đây mới truyền sang Trung Quốc. Từ thế kỷ thứ IV, thứ III trước Công nguyên, Luy Lâu-trung tâm của Âu Lạc đã phố xá sầm uất, ngựa xe tấp nập. Nhiều tên tuổi lớn về triết học, Phật học đã ra đời, mà nổi bật là thiền sư Khương Tăng Hội (thế kỷ thứ III trước Công nguyên), được xem là ông tổ Thiền tông Việt Nam.

Từ năm 206 trước Công nguyên, khi đất nước ta rơi vào tay Triệu Đà, Âu Lạc bị sáp nhập vào Nam Việt; đến thế kỷ thứ X, khi Đinh Bộ Lĩnh giành được độc lập, lên ngôi Hoàng đế năm Mậu Thìn 968 là tròn 1.174 năm nước ta bị ách xâm lược của ngoại bang! Đằng đẵng thời gian ấy, chưa kể về sau, còn nhiều lần bị các thế lực ngoại bang xâm lấn, cướp bóc, đốt sạch, phá sạch, san phẳng, hòng xóa bỏ văn hóa, âm mưu “Hán hóa” Việt Nam của các thế lực phong kiến phương Bắc, nhưng sức mạnh của văn hóa Việt, ý chí tự lập, tự chủ vươn lên của người Việt như mạch nguồn chảy mãi với thời gian. Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở Đà Nẵng, đến khi kết thúc chiến tranh chống ngoại xâm ngày 30-4-1975 là 117 năm bị phương Tây xâm lược-hết Pháp rồi đến Mỹ “Tây hóa” nước nhà, nhưng sức mạnh của văn hóa Việt thật mạnh mẽ, quật cường; để có ngày đất nước ta hoàn toàn được thống nhất, Nhân dân ta từ lầm than, nô lệ trở thành công dân độc lập, tự chủ, giang sơn thu về một mối.

Ý chí tự lập, tự cường, truyền thống dựng nước và giữ nước từ thời Vua Hùng khai thiên lập địa, đến thời đại Hồ Chí Minh bảo vệ Tổ quốc, giành quyền độc lập dân tộc là dòng chảy văn hóa xuyên suốt, như trăm sông ngàn suối, lúc thì âm thầm, lặng lẽ xuyên trong lòng đất; lúc lại ầm ầm gào thét vượt qua ghềnh thác, tuôn ra biển khơi, không gì khuất phục được. Chiều sâu của văn hóa Việt Nam với những đặc tính nổi bật như tôn kính tổ tiên, yêu nước, thương nòi, đoàn kết, dũng cảm, tài trí, khoan dung, tự lập tự cường… hun đúc qua hàng ngàn năm đã kết tinh nên chiến thắng lịch sử của ngày 30-4-1975.

Thành lập đất nước, giành quyền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc là để chấn hưng đất nước, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đây là tâm nguyện mà cũng là kim chỉ nam mà Bác Hồ kính yêu thay mặt cho triệu triệu người dân Việt Nam nói lời kỳ vọng. Ngày nay, chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội với cơ đồ và vị thế của quốc gia ngày càng lớn mạnh. Có được cuộc sống thái bình, phồn thịnh như ngày hôm nay, có vị thế quốc gia, dân tộc đáng tự hào như hôm nay, mỗi chúng ta càng có ý thức trách nhiệm hơn với công lao, xương máu mà tổ tiên, cha anh đã dày công xây dựng, gìn giữ.

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

“Tôi yêu Tổ quốc tôi”

(GLO)- Những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cả nước đang hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm nhân lên tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ quốc.

Để TP.HCM là nơi đáng sống

Để TP.HCM là nơi đáng sống

Có lẽ không nên ngạc nhiên lắm về thông tin TP.HCM đứng đầu danh sách các địa phương mà người dân cả nước muốn di cư đến, theo Báo cáo 'Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở VN (PAPI): Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân, năm 2023' vừa công bố ngày 2.4.
Bất lực chuyện chó, mèo

Bất lực chuyện chó, mèo

Nhà tôi ở trong một con hẻm tại quận 7, TPHCM. Vì là hẻm cụt, lại xa đường lớn nên không có nhiều tiếng động cơ xe cộ ồn ào. Nhưng cuộc sống không mấy yên tĩnh bởi hầu như sáng sớm nào cả xóm cũng om sòm vì chuyện mấy con chó.