Từ Vua Hùng dựng nước đến 30-4

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Năm nay, dịp Giỗ Tổ Hùng Vương trùng với Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4. Sự trùng hợp của đất trời sau nhiều năm, càng thiêng liêng đặc biệt. Lời Bác Hồ căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” vang vọng đâu đây, thúc giục cháu con từ thực tại hướng về cội nguồn, soi rọi lịch sử ngàn năm văn hiến của cha ông.

Từ xưa đến nay, truyền thuyết hay lịch sử, dù có sự khác biệt về phân định thời gian, đánh giá sử liệu, các sử gia tựu trung thống nhất rằng, Nhà nước Văn Lang-thời đại Hùng Vương là khởi đầu mạch nguồn văn hóa Việt Nam. “Nước ta từ thuở Vua Hùng, dân ta từ thuở con rồng cháu tiên”. Nhiều nhà sử học chứng minh Vương quốc Văn Lang thịnh trị của người Việt, với Kinh đô Phong Châu (nay là huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), đời sống xã hội-kinh tế đã phát triển rực rỡ. Nổi bật là văn hóa Đông Sơn. Đời Hùng Vương đến Âu Lạc đã tạo tiền đề ra đời trung tâm chính trị-văn hóa-tôn giáo, kinh tế-thương mại Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay), là trung tâm văn hóa lớn của khu vực, con đường giao thương từ Ấn Độ sang Âu Lạc rồi từ đây mới truyền sang Trung Quốc. Từ thế kỷ thứ IV, thứ III trước Công nguyên, Luy Lâu-trung tâm của Âu Lạc đã phố xá sầm uất, ngựa xe tấp nập. Nhiều tên tuổi lớn về triết học, Phật học đã ra đời, mà nổi bật là thiền sư Khương Tăng Hội (thế kỷ thứ III trước Công nguyên), được xem là ông tổ Thiền tông Việt Nam.

Từ năm 206 trước Công nguyên, khi đất nước ta rơi vào tay Triệu Đà, Âu Lạc bị sáp nhập vào Nam Việt; đến thế kỷ thứ X, khi Đinh Bộ Lĩnh giành được độc lập, lên ngôi Hoàng đế năm Mậu Thìn 968 là tròn 1.174 năm nước ta bị ách xâm lược của ngoại bang! Đằng đẵng thời gian ấy, chưa kể về sau, còn nhiều lần bị các thế lực ngoại bang xâm lấn, cướp bóc, đốt sạch, phá sạch, san phẳng, hòng xóa bỏ văn hóa, âm mưu “Hán hóa” Việt Nam của các thế lực phong kiến phương Bắc, nhưng sức mạnh của văn hóa Việt, ý chí tự lập, tự chủ vươn lên của người Việt như mạch nguồn chảy mãi với thời gian. Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở Đà Nẵng, đến khi kết thúc chiến tranh chống ngoại xâm ngày 30-4-1975 là 117 năm bị phương Tây xâm lược-hết Pháp rồi đến Mỹ “Tây hóa” nước nhà, nhưng sức mạnh của văn hóa Việt thật mạnh mẽ, quật cường; để có ngày đất nước ta hoàn toàn được thống nhất, Nhân dân ta từ lầm than, nô lệ trở thành công dân độc lập, tự chủ, giang sơn thu về một mối.

Ý chí tự lập, tự cường, truyền thống dựng nước và giữ nước từ thời Vua Hùng khai thiên lập địa, đến thời đại Hồ Chí Minh bảo vệ Tổ quốc, giành quyền độc lập dân tộc là dòng chảy văn hóa xuyên suốt, như trăm sông ngàn suối, lúc thì âm thầm, lặng lẽ xuyên trong lòng đất; lúc lại ầm ầm gào thét vượt qua ghềnh thác, tuôn ra biển khơi, không gì khuất phục được. Chiều sâu của văn hóa Việt Nam với những đặc tính nổi bật như tôn kính tổ tiên, yêu nước, thương nòi, đoàn kết, dũng cảm, tài trí, khoan dung, tự lập tự cường… hun đúc qua hàng ngàn năm đã kết tinh nên chiến thắng lịch sử của ngày 30-4-1975.

Thành lập đất nước, giành quyền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc là để chấn hưng đất nước, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đây là tâm nguyện mà cũng là kim chỉ nam mà Bác Hồ kính yêu thay mặt cho triệu triệu người dân Việt Nam nói lời kỳ vọng. Ngày nay, chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội với cơ đồ và vị thế của quốc gia ngày càng lớn mạnh. Có được cuộc sống thái bình, phồn thịnh như ngày hôm nay, có vị thế quốc gia, dân tộc đáng tự hào như hôm nay, mỗi chúng ta càng có ý thức trách nhiệm hơn với công lao, xương máu mà tổ tiên, cha anh đã dày công xây dựng, gìn giữ.

Có thể bạn quan tâm

Nâng chất lượng rừng trồng

Nâng chất lượng rừng trồng

Mới đầu mùa hè nhưng các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện khắp cả nước đã về dưới mực nước chết. Lưu lượng nước trên các sông suối cũng thiếu hụt nghiêm trọng. Dự báo một mùa hè thiếu nước khốc liệt, kéo theo hàng loạt hệ lụy về môi sinh và dân sinh.
Nỗi lo bạo lực trong giới trẻ

Nỗi lo bạo lực trong giới trẻ

(GLO)- Một lần lướt Facebook, trên trang cá nhân của tôi bỗng xuất hiện clip quay lại cảnh nhóm nữ sinh đang đánh nhau. Các em học khoảng lớp 8, lớp 9. Có 4-5 em đang tấn công một nữ sinh khác. Cả nhóm đấm đá túi bụi vào đầu, bụng, lưng, túm tóc nạn nhân lôi đi xềnh xệch trên nền đất, thậm chí, có em còn cầm mũ bảo hiểm đánh liên tục vào đầu, vào lưng dù em học sinh kia đã mệt lả, khóc không ra tiếng.

Nơi chốn con người

Nơi chốn con người

Sáng 20/5, tại quận Cầu Giấy Hà Nội, hàng nghìn người chen chúc giữa vòng vây bảo vệ thắt chặt, để bốc suất mua nhà ở xã hội tại một dự án trên địa bàn. Chỉ có 150 căn, tính ra hơn 10 người tranh một suất nhà ở. Người chen lấn hòng mua đi bán lại kiếm lời hẳn không ít, nhưng nhiều hơn chính là người nghèo, thu nhập thấp khát khao có được chỗ che mưa nắng…
Vốn, vốn và vốn

Vốn, vốn và vốn

Không tiếp cận được vốn, chi phí vốn quá đắt đỏ, thủ tục kéo dài làm đội vốn dự án... Có thể nói, vốn chính là nút thắt lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay mà nếu không giải được thì sẽ không thể ngăn chặn tình trạng "bán mình" cho khối ngoại đang ngày một lan rộng.
Nhà ở xã hội, bao giờ hết khó?

Nhà ở xã hội, bao giờ hết khó?

Chứng kiến cả ngàn người chen nhau xếp hàng nộp hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội bất kể ngày đêm, hay cảnh 'biển người' nhẫn nại chờ bốc thăm trúng suất mua căn hộ nhà ở xã hội dưới trời oi bức tại Hà Nội hôm qua (20.5), mới thấy ước mơ có nhà của người dân cháy bỏng và trách nhiệm phát triển nhà ở xã hội lớn ra sao.
Không vượt “ao làng” sao ra “biển lớn”?

Không vượt “ao làng” sao ra “biển lớn”?

(GLO)- Sau hơn 10 ngày tranh tài sôi nổi và hấp dẫn, SEA Games 32 đã khép lại với thành tích đặc biệt ấn tượng của thể thao Việt Nam. Với 136 huy chương vàng, 105 huy chương bạc và 114 huy chương đồng, đoàn thể thao Việt Nam đã giành ngôi nhất toàn đoàn, nhiều hơn đoàn nhì bảng Thái Lan đến 28 huy chương vàng.
Quan điểm và định kiến

Quan điểm và định kiến

(GLO)- Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng đôi lần tham gia những cuộc tranh luận gay gắt với người khác. Trong cuộc tranh luận ấy, mỗi người đều ra sức bảo vệ ý kiến của mình, không ai chịu ai.
Giải quyết “gốc rễ” bạo lực học đường

Giải quyết “gốc rễ” bạo lực học đường

Sự việc nam sinh đang học lớp 10, Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 11, TPHCM) bị một học sinh cùng trường đánh đến mức nhập viện với chẩn đoán nứt xương trán, nhiều chỗ trên người bầm dập, phù nề, hai mắt thâm đen một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng.
Kỳ vọng những lá phiếu trách nhiệm

Kỳ vọng những lá phiếu trách nhiệm

(GLO)- Tại phiên khai mạc hội nghị giữa nhiệm kỳ vào sáng 15-5, đề cập đến việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định đây là một trong những nội dung đổi mới rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, được thực hiện từ nhiệm kỳ khóa XI đến nay.

Không khoan nhượng

Không khoan nhượng

Trong công tác giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành, tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2021", cơ quan này nêu rõ tình trạng lãng phí còn xảy ra trong quản lý ngân sách, đầu tư công, mua sắm, quản lý đất đai, tài sản công…
Ngộ nhận về đầu tư cho giáo dục ĐH

Ngộ nhận về đầu tư cho giáo dục ĐH

Thực trạng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học thấp không phải đến bây giờ mới được nói đến. Trong báo cáo của Bộ GD-ĐT tại hội thảo "Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và Hội nhập quốc tế" do Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội tổ chức tại Hà Nội ngày 17.8.2018 đã đề cập vấn đề này.