6 loại thực phẩm và đồ uống mà người huyết áp cao phải kiêng ăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo BS.CKI Hồ Thị Tuyết Mai, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh rất nhiều người huyết áp cao không biết mình mắc bệnh. Vì vậy bác sĩ khuyến cáo nên tầm soát, giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Đặc biệt nếu phát hiện sớm, một chế độ ăn uống phù hợp và một lối sống lành mạnh có thể cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Người huyết áp cao không nên ăn dưa chua nhiều vì lượng muối cao. Ảnh: Nhiên Phạm

Người huyết áp cao không nên ăn dưa chua nhiều vì lượng muối cao. Ảnh: Nhiên Phạm

BS.CKI Hồ Thị Tuyết Mai, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh đã khuyến cáo một số thực phẩm có thể khiến tình trạng cao huyết áp nặng hơn, người mắc bệnh nên hạn chế sử dụng.

1. Muối

Muối hay cụ thể là natri trong muối là một trong những nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao và bệnh tim. Muối ăn có khoảng 40% natri. Chúng ta biết muối đóng góp 1 phần quan trọng với sức khỏe, tuy nhiên ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến nhiều tác hại tiêu cực cho sức khỏe. Các khuyến cáo không nên nạp quá 2.300 mg natri – tương đương với 1 thìa cà phê muối mỗi ngày.

2. Thịt nguội, thịt xông khói

Không thể phủ nhận sự tiện lợi của các loại thịt nguội hay thịt xông khói, tuy nhiên những thực phẩm này đều đã qua chế biến và thường chứa nhiều natri. Trong quá trình sản xuất các nguyên liệu được sử dụng để làm thịt nguội hay thịt xông khói đều đã được xử lý, ướp gia vị và bảo quản với muối. Vì vậy đây là một thực phẩm không được khuyến khích dùng với người tăng huyết áp.

3. Dưa chua

Dưa chua được chế biến bằng cách sử dụng rất nhiều muối để giúp phần dưa không bị hư hỏng và có thể bảo quản được lâu hơn. Phần dưa càng ủ lâu ngày thì càng hấp thu nhiều muối và không tốt cho sức khỏe của người bị cao huyết áp.

4. Đường

Nghiên cứu chỉ ra rằng đường và đặc biệt là đồ uống có đường – góp phần làm tăng cân ở người lớn và trẻ em. Thừa cân và béo phì tăng nguy cơ huyết áp cao. Một nghiên cứu năm 2019 ở phụ nữ bị huyết áp cao cho thấy rằng giảm 2,3 muỗng cà phê đường có thể giúp giảm 8,4 mmHg trong tâm thu và giảm 3,7 mm Hg huyết áp tâm trương.

5. Thực phẩm đã qua chế biến

Để giữ cho trái tim khỏe mạnh, tốt nhất bạn nên giảm chất béo bão hòa và tránh chất béo chuyển hóa. Điều này đặc biệt đúng đối với những người bị huyết áp cao.

Chất béo chuyển hóa là chất béo nhân tạo giúp tăng thời hạn sử dụng và độ ổn định của thực phẩm đã qua chế biến. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá mức loại chất béo này làm tăng mức cholesterol LDL (xấu) và giảm mức cholesterol HDL (tốt), có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.

Chất béo bão hòa cũng làm tăng mức cholesterol LDL trong máu. Chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ bệnh tim cũng như bệnh tiểu đường type 2.

Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn thường chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, cùng với lượng đường cao, natri và carbohydrate ít chất xơ. Vì vậy, hãy giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa để giúp tim khỏe mạnh.

6. Rượu bia

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp của bạn. Ở những người không bị tăng huyết áp, hạn chế uống rượu có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp. Rượu cũng có thể tương tác với các loại thuốc huyết áp mà bạn đang dùng làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, các loại đồ uống có cồn chứa nhiều đường và calo. Uống rượu có thể dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì, có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.

Có thể bạn quan tâm

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.