Trà măng, đừng đánh mất!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tác giả Lục Vũ từ thế kỷ 8 có miêu tả loại trà quý nhất là trà măng trong tác phẩm Trà Kinh. Trong số 34/63 tỉnh thành Việt Nam sở hữu cây trà, đến nay Lai Châu và Hà Giang phát hiện trà măng - một niềm tự hào của ngành trà Việt.

Trà măng có tên khoa học là Camellia sinensis var. dehungensis, là dòng trà dù được nhắc đến sớm dựa theo tài liệu lưu lại (Trà Kinh), nhưng lại được phát hiện muộn nhất ở Việt Nam (những năm cuối thập niên 2010).

Đặc tính độc đáo của giống trà này là môi trường sống hoang dã, ẩn trong các cánh rừng nguyên sinh có cao độ trung bình trên 1.500 m so với mực nước biển. Cũng bởi sinh trưởng nơi khắc nghiệt, quanh năm sương lạnh, độ ẩm, sương mù dày đặc, tiếp cận được những gốc trà măng cao ngất dưới tán rừng nguyên sinh là hành trình chưa bao giờ có khái niệm đơn giản.

Vùng sinh trưởng thuần khiết của trà măng khiến những chuyên gia đến từ Pháp, Đài Loan đầy ngạc nhiên. Ảnh: Lam Phong

Vùng sinh trưởng thuần khiết của trà măng khiến những chuyên gia đến từ Pháp, Đài Loan đầy ngạc nhiên. Ảnh: Lam Phong

Ở Hà Giang, trà măng được phát hiện rải rác một số nơi thuộc H.Quản Bạ, trong đó có bản Thăng của người Bố Y, giáp biên Trung Quốc; nhưng số lượng trà măng khai thác nhiều thuộc H.Hoàng Su Phì.

Lúc mới phát hiện (2017 - 2018), trà măng vẫn chưa được biết tên, được gọi là trà tiên, trà móng rồng. Người yêu trà biết đến một phẩm trà mới, hương vị thanh ngát, ngọt dịu, giúp tinh thần sảng khoái. Khi đặc sản trà măng đưa ra thị trường, cây trà lập tức bị khai thác vô tội vạ. Cũng bởi sinh trưởng tự nhiên, thân cao vóng dưới tán rừng, việc thu hái từng búp non ngay cuống lá trà măng là điều không dễ. Để tiện lợi, người hái trà đốn cành, hái búp non, bỏ mặc cây với cành lá rụi tàn dần.

Trà măng tím được nhắc trong Trà Kinh, nay tìm thấy ở Hoàng Su Phì

Trà măng tím được nhắc trong Trà Kinh, nay tìm thấy ở Hoàng Su Phì

Cung đường núi cheo leo trong hành trình vào vùng trà măng ở H.Hoàng Su Phì

Cung đường núi cheo leo trong hành trình vào vùng trà măng ở H.Hoàng Su Phì

Theo chân dân bản Hồ Thầu đi tìm cây trà măng trên đỉnh Chiêu Lầu Thi (2.402 m), H.Hoàng Su Phì, đường lên đỉnh núi nay đã được bê tông hóa, khang trang nhiều so với trước; nhưng dốc núi, khúc quanh vẫn là ám ảnh với tay lái miền xuôi, chưa kể sương mù dày đặc bất chợt ập xuống, mịt mù, đường không tỏ lối. Từ trạm dừng dưới đỉnh Chiêu Lầu Thi, để vào vùng trà phải băng qua những dốc núi, những tán rừng ngập dày lá mục, đối diện lũ vắt rừng vô số kể, thi thoảng giựt mình thon thót khi bị cản đường bởi những con rắn mình khoang không rõ tên, thoắt ẩn hiện dưới tàn dương xỉ. Nhìn qua chiếc đầu tam giác cỡ lớn, cùng vẻ đẹp ngụy trang như lá mục, hẳn không phải là loại rắn để vui đùa. Theo kinh nghiệm người đi rừng kỳ cựu, cái gì càng đẹp càng nguy hiểm.

Vùng trà măng nhìn từ đỉnh núi Chiêu Lầu Thi, với cao độ 2.402 m. Ảnh: Lam Phong

Vùng trà măng nhìn từ đỉnh núi Chiêu Lầu Thi, với cao độ 2.402 m. Ảnh: Lam Phong

Vắt là một ám ảnh trên đường rừng tìm cây trà măng. Ảnh: Lam Phong

Vắt là một ám ảnh trên đường rừng tìm cây trà măng. Ảnh: Lam Phong

Một chú rắn ngụy trang, nấp dưới tán lá cỏ rậm rạp ở vùng trà măng Chiêu Lầu Thi. Ảnh: Lam Phong

Một chú rắn ngụy trang, nấp dưới tán lá cỏ rậm rạp ở vùng trà măng Chiêu Lầu Thi. Ảnh: Lam Phong

Bù lại những trơn trượt, những lần đổ máu ướt chân vì vắt hút máu, những cái lạnh đến sởn gai ốc khi sương đậm ùa về, vùng trà măng mở ra, đẹp quyến rũ tưởng chỉ đâu đó trong thần thoại khi mà dưới đất, trên cây, là một màu rêu phong, gợi sự già nua, cằn cỗi, thâm u đầy bí ẩn. Trà măng sống nơi ấy, sừng sững, lầm lũi, cứ đến mùa đông cho ra búp măng, mặc nhân tình đối xử khi nâng niu, khi tệ bạc.

Thật may sau thời gian ngắn, cả người làm trà lẫn thưởng trà nhận ra trà măng là vốn quý, cộng thêm những phát kiến trong sản xuất cùng kỹ thuật tay nghề làm trà măng ngày càng tiến bộ, phẩm trà tốt có thể pha đến 30 nước mà vẫn chưa hết thơm, chuyện giữ cho cây trà tồn tại được chú trọng.

Cận cảnh những búp trà măng (măng xanh) đến mùa khai thác. Ảnh: Lam Phong

Cận cảnh những búp trà măng (măng xanh) đến mùa khai thác. Ảnh: Lam Phong

Hình ảnh cây trà măng ở Chiêu Lầu Thi năm 2017 và 2022. Ảnh: Lam Phong

Hình ảnh cây trà măng ở Chiêu Lầu Thi năm 2017 và 2022. Ảnh: Lam Phong

Trà măng nay có lợi ích kinh tế cao, nguyên liệu từ 20.000 đồng/kg ở những năm cuối thập niên 2010, đến vụ đông cuối năm 2022 đã có giá 700.000 đồng/kg, nhưng vẫn không đủ cung cấp nhu cầu tiêu dùng.

Chuyện ý thức trong khai thác, tránh tận thu, tận diệt trà măng là điều được lưu tâm ngày càng nhiều; việc phát triển, nghiên cứu, nhân giống loại trà này cũng là một đề tài cần ngành trà Việt chung tay xây dựng. Người làm trà ở Hoàng Su Phì và cư dân bản địa cũng bắt đầu chú trọng tìm cây giống trà măng để trồng thử (từ 2022), mong trà măng tiếp tục sinh trưởng mạnh và dần được nhân rộng, để ngành trà Việt thêm một tự hào khi có trà măng.

Vẻ đẹp huyền ảo của hồ treo trên núi Chiêu Lầu Thi. Ảnh: Lam Phong

Vẻ đẹp huyền ảo của hồ treo trên núi Chiêu Lầu Thi. Ảnh: Lam Phong

Mát xa thật nhẹ nhàng búp trà măng mỗi ngày để giúp trà lưu bền hương, được nước. Ảnh: Lam Phong

Mát xa thật nhẹ nhàng búp trà măng mỗi ngày để giúp trà lưu bền hương, được nước. Ảnh: Lam Phong

Một mẻ trà măng chất lượng, để hoàn thiện mất ít là một tháng chế biến. Ảnh: Lam Phong

Một mẻ trà măng chất lượng, để hoàn thiện mất ít là một tháng chế biến. Ảnh: Lam Phong

Những cây trà lừng lững, cao vút, thân đầy rêu phong. Ảnh: Lam Phong

Những cây trà lừng lững, cao vút, thân đầy rêu phong. Ảnh: Lam Phong

Có thể bạn quan tâm

Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.