Phía sau hoa hồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những bông hoa hồng và những lời chúc tụng tràn ngập trên mạng xã hội cũng như ngoài đời thật trong ngày 8/3. Nhưng phía sau đó, sự bất bình đẳng giới vẫn tồn tại.
Nữ giới đang chịu những bất bình đẳng và định kiến giới trong việc làm, thu nhập và đời sống. Ảnh: HL

Nữ giới đang chịu những bất bình đẳng và định kiến giới trong việc làm, thu nhập và đời sống. Ảnh: HL

Hôm 8/3, trên các mặt báo, trên các trang mạng xã hội tràn ngập những lời ca ngợi dành cho phụ nữ. Và ngoài đời, dĩ nhiên là tràn ngập hoa và quà, tặng chị phụ nữ tuyệt vời của chúng ta.

Vào ngày này mà đặt vấn đề bình đẳng giới xem ra lạc lõng, và có lẽ sẽ làm không ít người khó chịu.

Tôi hiểu điều đó, và thật tình cũng muốn viết những dòng ca ngợi phụ nữ. Bản thân tôi, trong nhiều năm làm báo, cũng không thể nhớ hết mình đã có bao nhiêu bài viết vào ngày này.

Tuy nhiên sáng nay, có một chuyện làm tôi thay đổi ý định của mình, và chấp nhận bị “lên án”, để nói về bất bình đẳng giới- một vấn đề không mới, nhưng chưa bao giờ cũ.

Đó là mới sáng sớm, một gia đình trong xóm tôi đã “lục đục”. Tiếng anh chồng quát rõ to: Không đi đâu cả. Cô đi chơi thì ai ở nhà trông con, cơm nước?

Cãi nhau một hồi, anh chồng đùng đùng bỏ đi. Cô vợ ngồi ngoài sân thút thít khóc. Chị em hàng xóm qua chia sẻ thì biết bạn bè cô hẹn nhau gặp mặt, cô xin đi nhưng không được, còn bị chửi một trận.

Điều trớ trêu là trước đó ít phút, anh chồng còn tình tứ tặng vợ một bó hoa thật đẹp nhân ngày 8/3. Hai vợ chồng ngọt ngào chụp ảnh đăng mạng xã hội, kèm những lời chúc “có cánh”.

Là người theo chủ nghĩa lạc quan, tôi luôn tin rằng đa số những bông hoa hồng và lời chúc tụng đều xuất phát từ tấm lòng, chứa đựng tình cảm yêu thương, quý mến dành cho “”phái đẹp”.

Nhưng rõ ràng là không khó để thấy những “ví dụ” như đã kể ở trên trong ngày này.

Cho nên, dù ít dù nhiều, phía sau hoa hồng và những lời chúc tụng, vẫn còn đó sự bất bình đẳng giới và định kiến giới.

Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ gia đình và đất nước.

Bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự bất hòa trong các mối quan hệ gia đình và xã hội; tiếng nói của người phụ nữ bị ảnh hưởng và nhiều phụ nữ không được hưởng những quyền lợi vốn có.

Nhiều gia đình có cả con trai, con gái thì lại có sự phân biệt, đối xử bất bình đẳng với con gái so với con trai. Con trai thường được bênh vực hơn chị em gái. Việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa cũng chủ yếu chỉ dạy con gái làm. Chính những quan điểm không phù hợp này đã dẫn đến một hệ quả bất bình đẳng, áp đặt việc nhà lên vai người phụ nữ.

Bất bình đẳng giới còn thể hiện rất rõ ở quan điểm cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc định hướng cuộc đời của con gái, mặc dù họ hiểu biết hạn chế về thị trường lao động và cơ hội học tập.

Trường hợp bạn tôi là một ví dụ. Dù cả 2 con- một trai một gái- của anh đều học tốt, nhưng do điều kiện kinh tế khá khó khăn, chị quyết định cho con gái lấy bằng tốt nghiệp THPT rồi đi học nghề, con trai học đại học, theo anh “con gái không cần học nhiều, hết lớp 12 là đủ”.

Trong khi đó, định kiến giới là nhận thức, thái độ và sự đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí vai trò và năng lực của phụ nữ, không phản ánh đúng khả năng thực tế điều mà phụ nữ có thể làm và nên làm.

Định kiến giới tồn tại dai dẳng và khá nặng nề với nhiều hình thức, kèm theo những hệ lụy trong cuộc sống của phụ nữ. Cho đến nay, trong nhiều gia đình, ngay cả phụ nữ, vẫn cho rằng, sự nghiệp của nữ giới nên xoay quanh trách nhiệm gia đình.

Ngoài xã hội, người sử dụng lao động nghĩ phụ nữ nhút nhát và không phù hợp với nhiều công việc cũng như cạnh tranh tìm việc. Những định kiến này còn trầm trọng hơn đối với phụ nữ DTTS và phụ nữ khuyết tật.

Tôi đã thực hiện một cuộc trao đổi nhỏ với nhóm bạn trẻ tại quán cà phê. Bất ngờ thay, có gần nửa số bạn trẻ có suy nghĩ rằng sự nghiệp là ưu tiên thứ hai của người phụ nữ, sau việc chăm sóc gia đình.

Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực; thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến bình đẳng giới, trong đó đặc biệt là Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa X thông qua ngày 29/11/2006. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, bình đẳng giới đã đạt được những tiến bộ vượt bậc.

Thay đổi nhận thức của cha mẹ về lựa chọn nghề nghiệp của con gái. Ảnh: HL

Thay đổi nhận thức của cha mẹ về lựa chọn nghề nghiệp của con gái. Ảnh: HL

Tuy nhiên, cho đến nay, xóa bỏ bất bình đẳng giới và định kiến giới vẫn là một hành trình dài và khó khăn.

Để tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ, tôi cho rằng cần tập huấn nâng cao nhận thức giới trong trường học (cho giáo viên, học sinh) và nơi làm việc (cho lao động và người sử dụng lao động).

Tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu rõ hơn về cơ hội học tập và nghề nghiệp cho con gái của họ. Tổ chức các chương trình giúp các em nữ phát triển quyền tự quyết.

Nâng cao nhận thức nhằm vận động cho nữ giới được tiếp cận việc làm, có thu nhập. Ảnh: HL

Nâng cao nhận thức nhằm vận động cho nữ giới được tiếp cận việc làm, có thu nhập. Ảnh: HL

Thay đổi định kiến giới thông qua thay đổi điều kiện làm việc cho nữ giới để giảm bớt rào cản gia đình. Thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức ở vùng nông thôn nhằm vận động cho nữ giới được tiếp cận việc làm, có thu nhập, từ đó giảm phụ thuộc vào nam giới.

Tăng cường hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp với việc mở rộng hỗ trợ tài chính và tập huấn cho chủ doanh nghiệp nhỏ là nữ giới. Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong việc phân bổ việc làm theo ngành và lĩnh vực; khắc phục chênh lệch tiền lương theo giới.

Tất nhiên, trong hành trình này, vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền là nhân tố quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, xóa bỏ bình đẳng giới không phải là công việc riêng của cấp ủy đảng, chính quyền mà cần có sự chung tay của toàn xã hội và chính phụ nữ.

Được như vậy, phía sau những bông hồng sẽ là biển trời yêu thương!

Có thể bạn quan tâm

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....