Phía sau hoa hồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những bông hoa hồng và những lời chúc tụng tràn ngập trên mạng xã hội cũng như ngoài đời thật trong ngày 8/3. Nhưng phía sau đó, sự bất bình đẳng giới vẫn tồn tại.
Nữ giới đang chịu những bất bình đẳng và định kiến giới trong việc làm, thu nhập và đời sống. Ảnh: HL

Nữ giới đang chịu những bất bình đẳng và định kiến giới trong việc làm, thu nhập và đời sống. Ảnh: HL

Hôm 8/3, trên các mặt báo, trên các trang mạng xã hội tràn ngập những lời ca ngợi dành cho phụ nữ. Và ngoài đời, dĩ nhiên là tràn ngập hoa và quà, tặng chị phụ nữ tuyệt vời của chúng ta.

Vào ngày này mà đặt vấn đề bình đẳng giới xem ra lạc lõng, và có lẽ sẽ làm không ít người khó chịu.

Tôi hiểu điều đó, và thật tình cũng muốn viết những dòng ca ngợi phụ nữ. Bản thân tôi, trong nhiều năm làm báo, cũng không thể nhớ hết mình đã có bao nhiêu bài viết vào ngày này.

Tuy nhiên sáng nay, có một chuyện làm tôi thay đổi ý định của mình, và chấp nhận bị “lên án”, để nói về bất bình đẳng giới- một vấn đề không mới, nhưng chưa bao giờ cũ.

Đó là mới sáng sớm, một gia đình trong xóm tôi đã “lục đục”. Tiếng anh chồng quát rõ to: Không đi đâu cả. Cô đi chơi thì ai ở nhà trông con, cơm nước?

Cãi nhau một hồi, anh chồng đùng đùng bỏ đi. Cô vợ ngồi ngoài sân thút thít khóc. Chị em hàng xóm qua chia sẻ thì biết bạn bè cô hẹn nhau gặp mặt, cô xin đi nhưng không được, còn bị chửi một trận.

Điều trớ trêu là trước đó ít phút, anh chồng còn tình tứ tặng vợ một bó hoa thật đẹp nhân ngày 8/3. Hai vợ chồng ngọt ngào chụp ảnh đăng mạng xã hội, kèm những lời chúc “có cánh”.

Là người theo chủ nghĩa lạc quan, tôi luôn tin rằng đa số những bông hoa hồng và lời chúc tụng đều xuất phát từ tấm lòng, chứa đựng tình cảm yêu thương, quý mến dành cho “”phái đẹp”.

Nhưng rõ ràng là không khó để thấy những “ví dụ” như đã kể ở trên trong ngày này.

Cho nên, dù ít dù nhiều, phía sau hoa hồng và những lời chúc tụng, vẫn còn đó sự bất bình đẳng giới và định kiến giới.

Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ gia đình và đất nước.

Bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự bất hòa trong các mối quan hệ gia đình và xã hội; tiếng nói của người phụ nữ bị ảnh hưởng và nhiều phụ nữ không được hưởng những quyền lợi vốn có.

Nhiều gia đình có cả con trai, con gái thì lại có sự phân biệt, đối xử bất bình đẳng với con gái so với con trai. Con trai thường được bênh vực hơn chị em gái. Việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa cũng chủ yếu chỉ dạy con gái làm. Chính những quan điểm không phù hợp này đã dẫn đến một hệ quả bất bình đẳng, áp đặt việc nhà lên vai người phụ nữ.

Bất bình đẳng giới còn thể hiện rất rõ ở quan điểm cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc định hướng cuộc đời của con gái, mặc dù họ hiểu biết hạn chế về thị trường lao động và cơ hội học tập.

Trường hợp bạn tôi là một ví dụ. Dù cả 2 con- một trai một gái- của anh đều học tốt, nhưng do điều kiện kinh tế khá khó khăn, chị quyết định cho con gái lấy bằng tốt nghiệp THPT rồi đi học nghề, con trai học đại học, theo anh “con gái không cần học nhiều, hết lớp 12 là đủ”.

Trong khi đó, định kiến giới là nhận thức, thái độ và sự đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí vai trò và năng lực của phụ nữ, không phản ánh đúng khả năng thực tế điều mà phụ nữ có thể làm và nên làm.

Định kiến giới tồn tại dai dẳng và khá nặng nề với nhiều hình thức, kèm theo những hệ lụy trong cuộc sống của phụ nữ. Cho đến nay, trong nhiều gia đình, ngay cả phụ nữ, vẫn cho rằng, sự nghiệp của nữ giới nên xoay quanh trách nhiệm gia đình.

Ngoài xã hội, người sử dụng lao động nghĩ phụ nữ nhút nhát và không phù hợp với nhiều công việc cũng như cạnh tranh tìm việc. Những định kiến này còn trầm trọng hơn đối với phụ nữ DTTS và phụ nữ khuyết tật.

Tôi đã thực hiện một cuộc trao đổi nhỏ với nhóm bạn trẻ tại quán cà phê. Bất ngờ thay, có gần nửa số bạn trẻ có suy nghĩ rằng sự nghiệp là ưu tiên thứ hai của người phụ nữ, sau việc chăm sóc gia đình.

Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực; thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến bình đẳng giới, trong đó đặc biệt là Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa X thông qua ngày 29/11/2006. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, bình đẳng giới đã đạt được những tiến bộ vượt bậc.

Thay đổi nhận thức của cha mẹ về lựa chọn nghề nghiệp của con gái. Ảnh: HL

Thay đổi nhận thức của cha mẹ về lựa chọn nghề nghiệp của con gái. Ảnh: HL

Tuy nhiên, cho đến nay, xóa bỏ bất bình đẳng giới và định kiến giới vẫn là một hành trình dài và khó khăn.

Để tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ, tôi cho rằng cần tập huấn nâng cao nhận thức giới trong trường học (cho giáo viên, học sinh) và nơi làm việc (cho lao động và người sử dụng lao động).

Tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu rõ hơn về cơ hội học tập và nghề nghiệp cho con gái của họ. Tổ chức các chương trình giúp các em nữ phát triển quyền tự quyết.

Nâng cao nhận thức nhằm vận động cho nữ giới được tiếp cận việc làm, có thu nhập. Ảnh: HL

Nâng cao nhận thức nhằm vận động cho nữ giới được tiếp cận việc làm, có thu nhập. Ảnh: HL

Thay đổi định kiến giới thông qua thay đổi điều kiện làm việc cho nữ giới để giảm bớt rào cản gia đình. Thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức ở vùng nông thôn nhằm vận động cho nữ giới được tiếp cận việc làm, có thu nhập, từ đó giảm phụ thuộc vào nam giới.

Tăng cường hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp với việc mở rộng hỗ trợ tài chính và tập huấn cho chủ doanh nghiệp nhỏ là nữ giới. Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong việc phân bổ việc làm theo ngành và lĩnh vực; khắc phục chênh lệch tiền lương theo giới.

Tất nhiên, trong hành trình này, vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền là nhân tố quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, xóa bỏ bình đẳng giới không phải là công việc riêng của cấp ủy đảng, chính quyền mà cần có sự chung tay của toàn xã hội và chính phụ nữ.

Được như vậy, phía sau những bông hồng sẽ là biển trời yêu thương!

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.